Sunday, March 22, 2015

TRẦN NGUYÊN THAO - HÀ NỘI VAY 303 TỶ ĐÔ LA, CHI TIÊU PHUNG PHÍ


HÀ NỘI VAY 303 TỶ ĐÔ LA,
CHI TIÊU PHUNG PHÍ

Trần Nguyên Thao


Bội chi ngân sách tại Việt Nam là vấn nạn nhiều năm vẫn tăng liên tục (1). Riêng năm 2015, Hanoi công bố sẽ bội chi 226 ngàn tỷ, bằng 5% GDP.  Năm nay, Hanoi dự thu  911 ngàn tỷ, khoảng 10% số thu dựa vào thương vụ xuất cảng dầu thô, tương đương 93 ngàn tỷ. Giá dầu tuột giốc từ nhiều tháng trước tết Nguyên Đán, khiến Cộng đảng lúng túng. Hanoi tiên đoán có thể giá dầu xuống tới mức trên dưới 40 Đôla một thùng, thì bội chi ngân sách ít ra cũng là 280 ngàn tỷ (2). Nợ công Việt Nam được giới chuyên ngành nói là ở mức “báo động rất đáng ngại”. Vậy nếu kinh tế tăng 6% GDP, như mong ước, thì chưa đủ để trả khoản lãi của số nợ kếch sù 303 tỷ Đôla, tương đương 164% GDP. Trước đó, ông Nguyễn tấn Dũng, Thủ Tướng, hứa hẹn là năm tới, nợ công sẽ giảm. Nhiều năm nay, chẳng những Hanoi không trả nổi nợ cũ, mà còn phải vay thêm, để chi tiêu phung phí và tham nhũng thì lời cam kết của ông Thủ Tướng, chỉ như “nước chảy qua cầu”.

Hanoi không có cách nào giảm được chi tiêu, vì ngoài bộ máy cồng kềnh của nhà nước, Cộng đảng còn trả lương cho hàng triệu người chuyên đóng vai an ninh chìm theo dõi hay giả dạng “côn đồ” lúc nào cũng rình rập khắp nơi, để sẵn sàng xông vào trấn áp dân chúng (3). Cộng thêm đội ngũ viết thuê trong cả ngàn tờ báo (4) và cơ quan tuyên truyền của đảng để khống chế công luận và tự đánh bóng mình. Các khoản chi tiêu này hoàn toàn không có trong một nước tự do, tam quyền phân lập.

Tại Việt Nam ngày càng nhiều nhà báo can đảm chấp nhận mất việc làm hoặc vào tù. Họ viết công khai phanh phui những mánh khóe tàn ngược và tham nhũng của Cộng đảng. Các nhà văn, nhà báo anh dũng này đang tiên phong mở ra một trận tuyến chống lại ngụy sách “đinh hướng ngòn bút” của Hanoi. Mặt trái của nợ công, nợ xấu, kinh tế tuột giốc, tham nhũng là những đề tài “cấm kỵ” đang được giới cầm bút Việt Nam tìm tòi, chờ dịp đưa ra ánh sáng.

Phía Cộng đảng, qua Bộ Tài Chánh thì nói là nợ công của Việt Nam vẫn trong tỷ lệ an toàn cho phép. Các số liệu nợ công hay nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam, hoặc bất cứ số liệu nào do Cộng đảng công bố, đều bị các chuyên gia và các đinh chế kinh tế tài chánh quốc tế đưa ra số liệu khoa học khác hẳn để “lật tẩy” chế độ chuyên gian dối, lừa phỉnh công luận.

Tiến Sỹ Vũ Quang Việt, chuyên gia Liên Hiệp Quốc, đưa ra một thí dụ đơn giản, trong một nền kinh tế không có lạm phát, nếu nợ là 100% ngang bằng với GDP với lãi suất là 5%, mà GDP tăng có 5% thì chỉ đủ để trả tiền phân lời.

Nhưng nay tỷ lệ nợ của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam đã là 303 tỷ Đôla, bằng 164% GDP, như thế GDP phải tăng đến 8% thì mới có thể đủ trả được tiền lời. Riêng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước đã tương đương 53% tổng nợ của cả nền kinh tế. Trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chỉ sản xuất ra 32% GDP.

Theo lời Tiến Sỹ Vũ Quang Việt, hiện nay nền tài chánh Việt Nam bị nhóm lợi ích tài chánh sử dụng nhằm mục đích chính là đầu cơ tài sản từ địa ốc, chứng khoán và đến cả điều gọi là sản xuất ảo. Nợ công tăng quá mức, nợ xấu đầy rẫy trong hệ thống ngân hàng thương mại, là hệ quả đưa đến tình trạng một số người giàu nhanh chóng còn đại đa số dân chúng vẫn nghèo khổ.

Hanoi đang biểu lộ tâm tư bối rối, khi cuối tháng Giêng, Bộ trưởng Kế hoch Đu tư Bùi Quang Vinh được báo đin t VnExpress dn li cho biết, nếu giá dầu giảm ở mức 40 Đôla một thùng , thì Vit Nam có th ht thu ngân sách thêm khong 60 ngàn t đng trong năm nay. Như thế tăng trưởng kinh tế năm 2015 s chỉ còn 5,2% thay vì 6.2% như mơ ước”. Vậy thì việc mượn thêm tiền để chi tiêu là điều không thể tránh.

Cuối năm ngoái, Hanoi đã vay 1 tỷ Đôla nữa rồi, sang đầu năm nay lại rục rịch vay thêm 1 tỷ Đôla nữa qua hình thức phát hành trái phiếu.

Mức an toàn về nợ công được Ngân Hàng Thế Giới (Wolrd Bank) chấp nhận là khoảng 50%. Nợ công Việt Nam đang ở mức 164% GDP. Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Phó Giáo sư Ngô Trí Long từ Hà Nội nhận định: “kinh tế Việt nam trong tình trạng báo động, với tư cách chuyên gia tôi nghĩ là tỷ lệ nợ công theo GDP là căn cứ rất quan trọng. Nhưng quan trọng hơn nữa là dựa vào nguồn tiền nào để trả nợ cũng như hiệu quả hoạt động nền kinh tế, vấn đề sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Dù cho nợ công có dưới trần cho phép, nhưng hoạt động không hiệu quả, làm ít ăn nhiều, không có thặng dư thì chắc chắn sẽ nguy hiểm. Theo cách tính toán của một số chuyên gia dựa vào tiêu chuẩn quốc tế thì nợ công Việt Nam có thể không phải như chính phủ công bố mà cao hơn, đặc biệt nguồn chi trả của nó thì không có khả năng đáp ứng. Bởi lẽ ngân sách luôn luôn thâm thủng bội chi, đây là căn bệnh trầm kha bởi năng suất và chất lượng hiệu quả luôn luôn thấp. Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam tất cả các vấn đề cần phải xem xét lại”

Nhiều quốc gia trên thế giới mang nợ công rất cao, nhưng họ minh bạch và có khả năng thanh toán cũng như “kiểm soát được” các món nợ của họ.

Hanoi và Băc Kinh là cặp bài trùng có số nợ cao, nhưng chuyên tìm cách che đậy các số liệu thật. Và tìm cách trấn áp, bỏ tù những tiếng nói phanh phui mánh khóe ăn cắp của công.

Riêng Trung Cộng, nghiên cứu cho thấy dưới tác động của các khoản vay chợ đen cũng như nạn đầu cơ thị trường bất động sản, tổng nợ đã bùng phát, tăng gấp 4 lần từ 7.000 tỷ lên 28.000 tỷ Đô-la. “Ở mức nợ 282% so với GDP, và vẫn nói là có thể quản lý được”. Hai khoản nợ cao nhất thế giới tại Trung Cộng, một là nợ của các doanh nghiệp chiếm đến 125% GDP; một khác là  tín dụng ngầm của các chính quyền địa phương đã tăng gấp ba lần trong vòng 7 năm đến mức 1.700 tỷ Đô-la.

Để cứu nguy, Hanoi kỳ vọng rất lớn vào Hiệp Ước Thương Mai Xuyên Thái Bình Dương –TPP có thể kết thúc đm phán với Hoa Kỳ vào vài tháng trước mặt. Nhưng vấn đề là cơ chế, luật lệ, nhân lực điều hành và sự hiu biết ca doanh nghip Việt Nam v TPP còn khá là sơ sài. Theo kho sát ca phòng thương mi công nghip Vit Nam thì có đến 65% doanh nghip chưa rõ gì v TPP và Cng đng Kinh tế ASEAN.

Một trong những việc gay go giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chưa đi đến đồng thuận : Hoa kỳ muốn cho giới công nhân được t do lp công đoàn trong doanh nghip, còn công đoàn cp trên doanh nghip thế nào thì phía Hoa Kỳ chưa có ý kiến.

Việt Nam thì vn muốn giữ Tng Liên đoàn Lao đng, do Cộng đng lãnh đo.

Việt Nam rất mong mỏi ký kết sớm hiệp định TPP, như vậy sẽ có nhiều lợi ích trong việc tăng xuất khẩu hàng dệt may và nông sản.

Căn cứ vào thực trang Việt Nam sau 7 năm vào WTO, giới quan sát cho rằng, TPP sẽ không làm cho Việt nam có dân chủ hơn, nó càng làm cho Hanoi dựa vào lợi thế giao dịch thương mại dễ dàng với các nước mà tham nhũng thêm, củng cố quyền lực, trấn áp dân chúng khoa học hơn. Đa số dân lành vẫn nghèo khổ, thua xa các nước trong vùng.

Lên tiếng đó đây về vấn phải cải tổ luật lệ cho phù hợp với môi trường phát triển kinh tế, giới chuyên gia trong ngoài nước đều đưa ra chung một nhận định, mà mạnh mẽ nhất là qua Tiến sĩ Vũ quang Việt, muốn đồng tiền hữu ích cho đời sống dân chúng, Việt Nam phải cải cách từ căn bản “viết lại luật Tín Dụng và luật Doanh Nghiệp”. Nếu chỉ nói cơ cấu lại nền kinh tế theo kiểu “giật vạt, vá vai” như tăng chỗ này giảm chỗ kia thì không có nhiều ý nghĩa. Vấn đề chính là xây dựng được một nền tài chính lành mạnh làm căn bản để nền kinh tế phát triển lành mạnh. Giới chuyên gia vạch ra rằng,  luật Tín Dụng hiện nay cho phép các tổ chức tín dụng sở hữu chéo, giữa các ngân hàng và giữa ngân hàng với công ty tài chánh và doanh nghiệp phi tài chánh. Chính điều này đã tạo ra cơ sở để tư bản thân hữu nảy nở. Viết lại Luật Tín dụng theo hướng triệt tiêu tất cả những sự cho phép đó, chấm dứt mọi hình thức lạm dụng tài chính quốc gia. Nếu không làm như đề nghị vừa rồi, thì không bao giờ có thể đi dần đến minh bạch, tiền vẫn chảy vào túi phe nhóm quyền thế.

Trần Nguyên Thao
February 21, 2015


(1) Theo tài liệu công bố chính thức của Hanoi, chỉ tính từ năm 2012, bội chi ngân sách liên tục gia tăng :

- Năm 2012, 140 ngàn 200 tỷ, tương đương 4.8% GDP
- Năm 2013, 162 ngàn tỷ, tương đương 4.8% GDP
- Năm 2014, 224 ngàn tỷ, tương đương 5.3% GDP
- Năm 2015, 226 ngàn tỷ, tương đương 5% GDP

(2) Khi dự toán Ngân sách năm 2015, Việt Nam dưa trên giá xuất cảng dầu thô $100 Đôla/ thùng.

(3) Theo Giáo sư Carl Thayer, tính trung bình 6 người ở VN thì VC đặt 1 an ninh chìm để theo dõi.

(4) Cộng đảng có 845 tờ báo, 1.118 ấn phẩm, 199 cơ quan báo in, 200 kênh truyền hình, 100 đài phát thanh, 98 cơ quan báo mạng, hơn 1.116 trang thông tin điện tử được cấp phép, đây là lực lượng hùng hậu Hanoi dùng trấn áp dư luận. Lãnh vực này dung nạp biết bao nhiêu người được trả lương từ ngân sách nhà nước.

Tổng số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay là trên 1,2 triệu người;

Biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập là 2,31 triệu người; Viên chức 2.312.690 người.



No comments:

Post a Comment