“VÀNG, TIỀN” & CUỘC CHIẾN LÒNG DÂN
Trần Nguyên Thao
Khẩu hiệu “Doanh nghiệp và cách mạng
công nghệ lần thứ tư” là hướng tiến tới của các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN). Lãnh
tụ các nước thuộc khối đặt tầm nhìn và mơ ước của họ qua hội nghị 3 ngày 11-13
tháng 9 để chạy đua tới cuộc cách mạng công nghệ mới. Từ bản chất phỉnh lừa,
chiếm đoạt, coi quyền lợi phe đảng hơn Dân Tộc, với vai trò nước chủ nhà, Ba
Đình lại nhìn công nghệ 4.0 như vận hội vơ vét mới. Ngay hiện tại Hanoi đang
bầy mưu nạo vét cạn kiệt hầu bao của dân chúng qua việc huy động vàng và Mỹ
Kim. Hẳn là có lợi quyền to lớn, Ba Đình đã chính thức bán chủ quyền tiền tệ
cho Bắc Kinh trên một phần lãnh thổ phía Bắc Việt Nam.
Uẩn khúc đồng tiền
Đi ngược với Hiến Pháp, Hanoi dùng văn bản lập quy đưa ra thông tư cho phép
đồng Nhân dân tệ (CNY) của Tầu cộng lưu hành khắp 7 tỉnh biên giới hai nước
Việt – Trung từ ngày 12/10/ 2018.
Hoa Kỳ đang tiến hành áp thuế đến lần thứ ba
[1], đối
với khoảng 200 tỷ Mỹ Kim hàng nhập khẩu
từ Trung cộng, bao gồm các
linh kiện điện tử và hàng tiêu dùng như túi xách . . . Mức thuế đi vào hiệu lực
từ 24-09 là 10%, đến đầu năm 2019 là 25%. Các thời điểm này là ngày khởi đầu nhiều hãng xưởng tại Trung cộng chuẩn bị phá sản, 4 triệu công nhân sẽ thất nghiệp và
tình trạng xáo trộn lớn lao sẽ kéo dài trong nhiều năm.
Bước kế tiếp còn khoảng 60% hàng hóa nữa, mua từ Trung cộng, Mỹ có thể đánh thuế
tiếp theo. Phía Trung cộng áp thuế 60 tỷ Mỹ Kim hàng mua từ Mỹ. Đến mức này thì
Bắc Kinh được mô tả đang bắn “những viên đạn cuối cùng”. Vì vậy, Bắc Kinh đã
đột ngột hủy ngang cuộc thương lương lượng đã xếp đặt từ trước.
Bối cảnh mới này thôi thúc Bắc Kinh mạnh tay hơn nữa, đẩy khối hàng hóa
khổng lồ và đồng CNY của họ tìm vào cư trú tại Việt Nam. Về
việc này, hôm 13 tháng 09, Chủ Tịch Quốc Hội Vc, bà Nguyễn thị Kim Ngân được
báo đảng tường thuật [2] “Có người
nói vi hiến. Liệu có vi hiến, có vi phạm pháp luật không, vì trên một đất nước
sử dụng 2 đồng tiền? Phải trả lời câu hỏi này. Tất nhiên, quy định này chỉ ở
khu vực biên mậu, tức là khu vực thương mại ở biên giới thôi, nhưng cũng phải
xem lại”. Bà Ngân cũng cho rằng, nếu như nói quy định này có tiền lệ thì cũng
phải xem lại xem tiền lệ đó có hợp lý không. “Tôi đã chỉ đạo anh Nguyễn Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc
hội và anh Phùng Quốc Hiển, Phó chủ tịch Quốc hội xem lại, phối hợp với Ngân
hàng Nhà nước xử lý vấn đề này”. Vài ngày sau, lời phát biểu của bà Kim
Ngân đã bị “gỡ” khỏi các trang báo điện tử do cộng đảng kiểm soát.
Giới nhân sĩ trí thức người Việt trong và ngoài
nước, công bố bản phản đối việc cho phép sử dụng nhân dân tệ ở Việt Nam, với nội dung “Việc sử dụng
nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt - Trung,
không chỉ vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ, mà còn tạo tiền lệ nguy hiểm về
sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lãnh thổ quốc gia”. Bản tuyên bố còn nhấn mạnh, việc này sẽ mở đường cho
Tầu cộng “xâm lấn và xâm
phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, có thể dẫn đến sự nhân dân tệ hoá cả nền
kinh tế Việt Nam và vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia”.
Đối
với Trung cộng, đây sẽ là một lợi thế rất lớn vì khi đồng CNY đang ở vị thế mạnh hơn tiền Việt Nam, lại được
chính thức lưu hành, và dùng để thanh toán
thì sẽ lấn
át tiền đồng Việt Nam, rồi lưu hành lan sang
những nơi khác ngoài bảy tỉnh biên giới.
Người Tầu rất mong đồng
CNY sẽ được quốc tế hóa từng vùng để dần thay thế Mỹ Kim. Đối với trường hợp
Việt nam, theo sau đồng CNY sẽ là khối hàng hóa khổng lồ từ Tầu tràn qua biên
giới nhanh và mạnh hơn nữa, làm cho trao đổi
mậu dịch của Việt Nam với Trung cộng bị thâm hụt nhiều hơn.
Hàng hóa Tầu sẽ giết sản phẩm nội địa, làm tiêu tan công nghệ trong nước, xóa
mờ ranh giới, tiêu diệt văn hóa Việt, đồng thời mở mang bờ cõi của người Tầu
xuống phía Nam nhanh chóng.
Khi cho
đồng CNY lưu hành tại Việt Nam, Ba Đình mất hai mối lợi rất lớn. Lý do nào
trong lúc ngân sách thâm thủng, Ba Đình cần tiền, lại chịu mất hai khoản thu
dưới đây:
Chỉ mới 6
tháng đầu năm 2018, nhà máy in tiền ở Hanoi đã hoàn thành chỉ tiêu trọn năm,
với khoản lãi tới 60.4 tỷ đồng, tăng gần gấp rưỡi so với con số 41.8 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Khi phát
hành tiền đồng, Ba Đình còn thu về hợp pháp thêm một khoản tiền khác, thuật ngữ
chuyên môn gọi là seigniorage [3]. Số
tiền thu về này được tính tương đương với lạm phát. Trong kinh tế vĩ mô, lợi
tức thu từ phát hành tiền còn gọi là thuế lạm phát (inflation tax), bởi vì
chính phủ có thể trang trải cho các dịch vụ bằng cách phát hành tiền mới mà
không phải đi thu thuế, thuế lạm phát được trả bởi những người đang nắm
giữ đồng tiền hiện tại.
Lạm phát
tại Việt Nam được truyền thông trong nước nói là đang ở mức 7%. Nhưng thực tế
thì phải cao hơn nhiều. Có tin nói, năm nay, nhà
máy in tiền Hanoi, in tới 500 ngàn tỷ đồng [4], nhưng mới tung ra thị
trường 200 ngàn tỷ để giữ cho thị trường chứng khoán khỏi lao dốc.
Có
thể Ba Đình nhận được mối lợi to lớn từ Bắc Kinh như trường hợp ở châu Phi: Hồi năm 2015,
chính phủ Zimbabwe tuyên bố dùng nhân dân tệ làm đồng tiền chính thức sau khi Băc Kinh đồng ý xóa 40
tỷ Mỹ Kim tiền nợ. Chẳng bao lâu sau đó, tổng
thống Robert Mugabe bị quân đội đảo chánh và chính phủ mới
đã đưa cựu Tổng Thống Robert Mugabe ra luận tội vào tháng 11-2017.
Nạo vét vàng, Mỹ Kim
Trước
vấn nạn ngân sách gia tăng liên tục, Hanoi “giấu mình” dưới chiêu bài cần vốn
phát triển kinh tế, đã cho đám “cò mồi” dạo đàn là, trong dân chúng còn cất giữ
đến 80 tỷ Mỹ Kim, gồm : 60 tỷ Đô la xanh và 20 tỷ trị giá của 500 tấn vàng.
Ba Đình ra sức mở chiến
dịch nói về lợi ích cầm “vàng giấy” như tín phiếu thì thu lãi thay vì cầm vàng
thật, chỉ nằm yên một chỗ không có lợi lộc gì. Ba Dình còn “ca cẩm” là doanh
nghiệp nội địa rất cần vốn. Có những doanh nghiệp hoạt động mà có tới 60% vốn
sản xuất kinh doanh là từ tín dụng đen.
Chắc chắn chưa ai quên, hàng chục năm qua, dân đã từng đóng góp qua các loại thuế để chế
độ hình thành các Tập đoàn “quả đấm thép”, Tổng công ty, Ngân hàng . . . Cuối
cùng cộng đảng đã “phù phép” để nhiều Tập Đoàn, Tổng công ty vỡ nợ; rồi hàng
chục tỷ Mỹ Kim âm thầm chui vào túi tham nhũng. Đám người này đưa tiền ra khỏi
nước mua nhà, ăn chơi hoang phí.
Sáu
lần trước toan tính không thành, lần này nhằm khủng bố tinh thần dân chúng mạnh
hơn để dễ “moi” được vàng, Hanoi cho
truyền thông đảng loan tin rộng rãi : bắt được người vận chuyển vàng từ tỉnh
này sang tỉnh khác không có giấy tờ chứng minh, nên bị tịch thu.
Cuộc
chiến tương tự đã yên tĩnh sau nhiều lần Hanoi ra quân, đưa đến nhiều cuộc lùng
bắt Mỹ Kim chợ đen trên góc phố, rình rập ở cửa hàng vàng, và các cửa ngõ biên
giới. . .
Những
âu lo trong mái ấm gia đình và trong lòng dân chúng tái diễn. Phia dân chúng sẽ
chẳng ngồi yên để mặc cho Ba Đình ra tay như lần đánh tư sản mại bản sau năm
1975.
Ước mơ & toan tính
Lãnh
đạo 8 nước cùng với trên 1000 chuyên gia kinh tế, công nghệ và các nhà điều
hành doanh nghiệp đến từ khắp nơi đã tham dự Diễn
đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN. Có tới 60
cuộc hội thảo thực hiện trong 3 ngày (11-13 tháng 9) tại Hanoi với ước mơ “ASEAN 4.0”
được truyền thông của đảng mô tả bằng hai chữ “tốt đẹp”.
Bà Debbie Stothard, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH)
và ông Minar Pimple, Giám đốc Cao cấp
Điều phối Toàn cầu của tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), dù được Ban Tổ Chức WEF mời nhưng đều bị Ba Đình giam giữ tại sân bay Nội
Bài, rồi bị trục xuất khỏi Việt Nam. Ngay lập tức, Chủ tịch Khối đảng Xanh tại Quốc hội châu Âu,
bà Ska Keller lên tiếng :
"việc bắt giữ bà Debbie Stothard đã chứng minh một lần nữa rằng tình hình
nhân quyền tại Việt Nam vẫn không thể chấp nhận được".
Phản ứng dây chuyền theo sau là thư ngỏ của 32 nghị sỹ, đề
nghị Liên Hiệp Châu Âu xác định rõ các tiêu chuẩn nhân quyền mà chính quyền Hà
Nội cần tôn trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hiệp hội,
tự do tôn giáo và tự do công đoàn, trước khi trình dự thảo thỏa thuận tự do mậu
dịch với Việt Nam (EVFTA) ra Nghị Viện.
Theo ước tính, thì tối
đa từ 10 đến 15 năm nữa, đà tiến của công nghệ 4.0 sẽ phủ khắp các nước ASEAN.
Ưu tư hiện tại của các chính phủ trong ASEAN là phải thi hành các kế hoạnh
chuẩn bị cho tương lại, khi các nhà máy thông minh mọc lên với rừng robot làm
việc thay người, thì đời sống xã hội, dân sinh của khối công nhân trong nước
không bị tổn thương. Nếu không thỏa mãn nhu cầu giới lao động, thì xã hội sẽ
nhiễu loạn!
Ngành giáo dục của nhiều
nước ASEAN đang thực sự hướng nghiệp cho thế hệ trẻ bước vào thị trường công
nghệt 4.0. Trong lúc ngành giáo dục Việt
Nam lại là đầu dây mối nhợ tạo ra các cuộc “chạo nhau” ở trình độ đánh vần sơ
đẳng với chủ tâm làm tiền phụ huynh học sinh qua “buôn chữ, bán sách” [5].
Vậy Ba Đình có gì để
bước vào trào lưu cách mạng công nghệ 4.0 không thể đảo ngược ? Lãnh đạo mỗi
nước tham dự hội nghị WEF, tùy theo thể chế riêng, đều theo đuổi giấc mơ cho
tương lai xứ sở của mình. Riêng Ba Đình, có thể vẫn phát huy mưu toan sẵn có, bóc
lột dân ở mọi cơ hội, như tóm lược ở đầu bài. Mời
đọc lại bài Mưu lừa mới trong công nghệ 4.0 https://www.vanhoanblv.com/2018/09/tran-nguyen-thao-muu-lua-moi-qua-cong.html
Bằng vào khí thế đấu
tranh qua chiến dịch cầu nguyện, đồng hành tuyệt thực với anh Trần Huỳnh Duy
Thức diễn ra khắp nước và hải ngoại, đủ để thấy khát vọng toàn dân muốn thoát
khỏi chế độ bóc lột, tàn ngược.
Dân Tộc Việt đang bước
đi với ý chí kiên cường nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột như lời kêu gọi của Tổng
Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 25 tháng 09 tại Đai Hội Đồng Liên Hiệp Quốc: "Gần
như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm,
chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ
nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia
trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho
tất cả mọi người”.
Trần
Nguyên Thao
September 27, 2018