Lac Viet Humanistic Culture
Thursday, December 29, 2016
Wednesday, December 28, 2016
Tuesday, December 27, 2016
TRẦN NGUYÊN THAO – HÀ NỘI VẬT VÃ VỀ BIẾN ĐỘNG TIỀN TỆ
HÀ NỘI VẬT VÃ VỀ BIẾN ĐỘNG TIỀN TỆ
Trần Nguyên Thao
Vào Đông năm nay, chế độ chuyên chính
Hanoi bị bất ngờ rơi vào tình huống mất kiểm soát trước tin sẽ có đổi tiền. Đích danh người cầm đầu chính
phủ bác bỏ điều ông gọi là “tin đồn bịa đặt”. Và ra lệnh công an điều tra. Nhưng
chính ông Phúc cũng thừa nhận tin bịa đăt lại có sức làm “ảnh
hưởng môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô nước ta”[1]. Dân chúng xôn xao đổ
đi mua vàng và Mỹ Kim, làm cho thị trường tài chánh biến động, tiền tệ đột ngột
mất giá. Nhu yếu phẩm và xăng dầu tăng giá vào thời điểm Tết nguyên đán cận kề.
Giới chuyên gia tài chánh nhìn từ bên ngoài thì thấy “khả năng ứng phó của Ngân
Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam có vấn đề”. Còn NHNN và chuyên gia tài chánh vội
đưa ra lời kêu gọi dân chúng nên “bình tĩnh”. Vì nền tài chánh Việt Nam “chưa đến
nỗi”lâm vào tình cảnh phải đổi tiền lúc này.
Bất chấp lời kêu gọi “bình tĩnh” và bác bỏ việc
“đổi tiền” ít nhất 6 lần của giới thẩm quyền, dân chúng tiếp tục đổ xô đi mua Mỹ
Kim, vàng làm cho thị trường xáo trộn; đồng bạc Việt Nam mất giá, thị trường
tài chánh, tiền tệ giao động mạnh trước Lễ Giáng Sinh.
Vật
giá leo thang, kể cả xăng
dầu cũng tăng gần 919 đồng mỗi lít, trong lúc giá xăng thế giới giảm! [2]
Năm ngoái, 2015 Việt Nam tiêu thụ 19.477.500.000 lít xăng. Tính
từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng 12 lần với tổng cộng hơn 6.000 đồng/lít, 9
lần giảm với tổng cộng gần 5.000 đồng/lít và 2 lần giữ nguyên giá. Trước khi
xăng tăng giá, người tiêu thụ phải
chịu khoảng 8.800 đồng thuế và phí. Vậy 19.477.500.000 lít * 8.800$= 171.402 tỷ đồng tương đượng 7,5 tỷ Mỹ Kim. Nay cộng đảng cho tăng giá sẽ thu về một số
tiền rất lớn.
Chuyên gia
độc lập và các bà nội trợ ước tính mức mất giá của đồng Việt Nam có thể lên đến 30% nội
trong năm 2016.
Vào
dịp thị trường biến động, một Mỹ Kim có lúc đã lên đến 23.350$ [3]. Năm 1990, mỗi
Mỹ Kim có tỷ giá 6.482$80 [4]. So với 26 năm trước, tiền đồng Việt Nam đã mất
giá gần 360%.
Hôm
14 tháng 12, Cục Dự Trữ Liên Ban Hoa Kỳ (Federal
Reserve System = Fed) tăng
lãi xuất cơ bản thêm 0,25%, tức 0,75%. Fed dự báo sẽ có 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017 sắp tới, mỗi lần tăng
0,25%. Đến năm
2018 lãi suất liên bang sẽ ở mức 2,125%.
Ngay sau khi FED tăng lãi suất, NHNN cho tăng thêm 11$ trên mỗi
Mỹ Kim, nhưng thị trường chợ đen đã tăng thêm gấp 7 lần. Các
chuyên gia ước tính, tiền đồng Việt Nam có thể mất giá thêm từ 2% đến 3%, tức là vào khoảng 23.500 đến 24.000 đồng
cho một Mỹ Kim.
Cùng
dịp này, ông Nguyễn xuân Phúc, nhân danh Thủ Tướng Việt Cộng có cuộc điện đàm
chúc mừng Tổng Thống đắc cử Hoa Kỳ, tỷ phú Donald Trump. Hai bên thảo luận về những biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ
kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, tin tức nói những đề nghị về trao đổi
thương mại từ phía ông Trump đi ngược với lợi ích của Hà Nội.
(BBC)
Tổng Thống đắc cử ông Donald Trump, còn chờ nhậm chức,
đã gọi TPP là “thảm họa tiềm tàng cho nước Mỹ”, và lên tiếng đòi “xóa bỏ” Hiệp
Định này, dù đã được chính phủ Obama thương thảo và ký kết với 11 nước khác nhằm
hỗ trợ cho chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ sang khu vực Thái Bình Dương.
Hanoi từng đặt hy vọng rất lớn vào Hiệp định TPP để vực dậy nền kinh tế. Nay
thì gió đã đổi chiều!
Trong
9 tháng qua, Hanoi đã tung ra 250 ngàn tỷ để mua vào 11 tỷ Mỹ Kim, nói là để
“nâng mức an toàn dự trữ ngoại tệ lên 40 tỷ Mỹ Kim” [5]. Động thái này đưa đến
tình trạng Mỹ Kim khan hiếm, còn các ngân hàng thương mại (NHTM) lại quá dư tiền
đồng; đến nỗi các NHTM đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra
lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu. Hậu
quả là khối NHTM mau đi vào khủng hoảng, không thể cứu chữa.
Năm
2016, Hanoi hy vọng nhận được 12 tỷ Mỹ Kim từ mọi nơi ngoài Việt Nam gỏi về,
thường được gọi là kiều hối, nhưng thực tế chỉ có 9 tỷ thôi.
Khi
Mỹ Kim thiếu hụt, thì giá phải leo thang, NHNN là công cụ của chế độ chính trị
độc tôn, phải chờ lệnh bộ chính trị, không thể tự mình áp dụng biện pháp “điều
tiết tỷ giá” vào lúc thị trường biến động, chỉ dám đưa ra những tuyên bố suông.
Các sự kiện này càng làm cho dân chúng tin rằng quỹ ngoại hối của NHNN đang thực
sự thiếu minh bạch. Và đây là “nguồn sống” cho tin đổi tiền tiếp tục loan truyền
mạnh mẽ.
Rất
có thể, cộng đảng muốn cứu thị trường bất động sản do nhóm đảng viên cao cấp “có phần” từ Bắc chí Nam vẫn tồn kho vài ba chục ngàn
căn hộ cùng đất nền bao la, nên Hanoi tung tiền đồng
ra mua Mỹ Kim, tạo tình trạng khan hiếm Mỹ Kim, dư tiền đồng, khiến cho dân chúng
sợ có đổi tiền, gom tiền đồng dồn vào mua địa ốc, như đang thấy hiện tượng xôn
xao “ôm đất thì
đất còn, chứ giữ tiền thì có thể mất, nếu có đổi tiền”.
Qua
3 lần đổi tiền ở Việt Nam từ sau 1975, lần nào chế độ cũng công khai lừa dân
chúng : ban tối, các đài phát thanh còn quả quyết “không có đổi tiền”. Nhưng đến
quá nửa khuya, lệnh giới nghiêm toàn quốc được áp dụng đồng thời với việc đổi
tiền, vào các lần : ngày 20 tháng 9 năm 1975; ngày 03 tháng 05 năm 1978 và ngày
14 tháng 09 năm 1985. Cả ba lần đổi tiền, là ba lần chế độ “nặn cạn hầu bao” của
từng người dân.
Ở Việt Nam, tuy chế độ không công bố chính thức đặt giá trị đồng
tiền của mình với Mỹ-Kim [6],
như là chính sách “ngoại tệ bản vị”. Nhưng trên thương trường, cũng như tâm lý rất phổ biến đã thành nếp sống, đồng Mỹ
Kim là khí cụ vạn năng trong sinh hoạt kinh tế; có thể tiêu dùng nhiều nơi trên
thế giới, giá trị như vàng, để dành không lo mất giá, nên dân chúng muốn giữ
vàng hoặc Mỹ Kim. Nhiều năm qua,
giá Mỹ Kim tăng cao hơn lãi xuất
tiết kiệm gởi trong ngân hàng
thương mại ít nhất 2%.
Có
nhiều khuynh hướng khác nhau trong tin đồn đổi tiền: Chuyên gia tài chánh trong
nước, hoạt động độc lập, Tiến sỹ Nguyễn trí Hiếu cho rằng, “mọi người nên bình tĩnh trước tin đồn vì hiện tại không
thấy có căn cứ hoặc dấu hiệu nào khiến chính phủ Việt Nam phải tính đến việc
đổi tiền”. Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh : “Việt Nam đang chịu áp lực từ bên ngoài và bên trong về tỷ
giá”. Muốn giảm thiểu những tin đồn liên quan đến chính sách tiền tệ,
ông
Hiếu cho rằng, “NHNN cần cung cấp thông
tin chính thức về vốn tự có của những ngân hàng bị mua với giá zero đồng, cũng như tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu,
sở hữu chéo, đầu tư chéo của các ngân hàng.”
Chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú, từ Đại học Strasbourg, Pháp nói với BBC: “Tin đồn đổi tiền sẽ có tác động tiêu cực lên kinh tế Việt
Nam, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn chế độ. Trước mắt là sẽ gây khó khăn cho việc điều tiết chính
sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên việc để
biến động tỷ giá giữa tiền đồng và Mỹ Kim như hiện nay cho thấy khả năng ứng phó của NHNN
là có vấn đề.”
Cho đến lúc kết thúc bài này (Dec 15), công an Hanoi đã loan báo bắt được
hai thanh niên, một ở Lâm Đồng, một ở Đồng Nai, là nghi can tung tin đổi tiền
(?). Ngoài ra, dân chúng cũng thấy 9 chiếc xe container vận tải bịt kín xuống
hàng tại trụ sở NHNN chi nhánh Saigon. Những người chứng kiến sự việc đều cho
là các xe này cung cấp tiền mới cho kế hoạch đổi tiền.
Có
thể Hanoi đã sẵn sàng kế hoạch đổi tiền, chỉ chờ thời cơ thuận tiện là “ra tay”
như các lần trước. Nhưng đổi tiền diễn ra vào dịp trước Tết có thể chưa phải
lúc, vì lạm phát đang còn dưới 10%. Hơn nữa, cao trào giận dữ trong dân chúng
đang lên rất nhanh. Hậu họa Formosa vẫn còn nguyên. Nạn nhân Formosa còn đang
biểu tình khắp nơi đòi đền bù công bằng, và buộc Formosa phải rời khỏi Việt
Nam.
Chuẩn
bị cho một chiến dịch đàn áp nạn nhân Formosa, Hanoi
đã đưa sư đoàn 324, đơn vị từng có thành tích đàn áp giáo dân, mở cuộc tập trận
bắn đạn thật, với chiến thuật “vượt sông” [7] có phi pháo yểm trợ; với kịch
bản đánh vào khu vực thành phố Vinh, nơi có Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh, ở Xã
Đoài (?), để sẵn sàng lập lại lịch sử đàn áp đẫm máu như biến cố Quỳnh Lưu khởi
nghĩa 60 năm trước (1956).
Lần
này, cũng đường xưa xóm cũ, nhưng người đã mới, lại thêm cách mạng tin học rất
tân tiến hỗ trợ. Bên kia, cũng đơn vị từng nhuốm máu đồng bào với kỹ thuật tác
chiến mới, nhân lực mới ra lò. Hai bên đang gờm nhau. Năm xưa kẻ tàn ngược
thành công bằng che đậy, lọc lừa. Nay thời cơ đã khác : kỹ thuật tin học sẽ lột
trần tính tàn ác của chế độ. Cho nên, kẻ có súng chưa chắc đã ăn người tay
không như năm cũ!
Nếu
cộng đảng toan tính, thì dân chúng cũng chẳng ngồi yên. Mùa Tết năm nay, mới chỉ
một đòn tin đồn “đổi tiền”, cả chế độ đã phải chịu đựng những ngày vật vã để
níu kéo cơ chế gian manh, tàn ngược từng ngày trong cảnh tiết trời đột ngột đổi
thay khó đoán. – Biểu tượng của đất, trời cũng là phản ảnh lòng người Dân Việt,
mà đai diện là các nhóm rải rác khắp nước, mang trong tim ước vọng đòi lại quyền
sống cho toàn dân, họ luôn có sáng kiến đấu tranh mới; đẩy chế độ Hanoi vào những
tình huống bất ngờ.
Trần Nguyên Thao
December
25, 2016
[2] http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chieu-nay-2012-gia-xang-lai-tang-chong-mat-c46a841969.html
[7]
http://www.qdnd.vn/video/su-doan-324-quan-khu-4-dien-tap-hieu-qua-sat-thuc-te-chien-dau-Sunday, December 25, 2016
Saturday, December 24, 2016
Friday, December 23, 2016
Wednesday, December 21, 2016
NGUYỄN TIẾN CẢNH – VĂN HÓA HỒI GIÁO VÀ VĂN MINH THẾ GIỚI
VĂN HÓA HỒI GIÁO VÀ VĂN MINH THẾ GIỚI
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Con người luôn luôn sinh
động. Thế giới không bao giờ ngừng chuyển động, biến hóa từ xáo trộn này đến
xáo trộn khác. Có hoạt đông, xáo trộn, thay đổi mới có thăng tiến. Người ta đưa
ra đủ thứ lý lẽ, suy tư, biện luận để chứng minh cho những sinh hoạt và đấu
tranh của mình. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Sô là đầu đàn của khối Cộng
Sản quốc tế, luôn luôn gây chiến, biện minh cho công bằng xã hội và bình đẳng
xã hội. Tư bản, đại diện là Hoa Kỳ thì nêu lý do Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền
phải được tôn trọng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Khi thế giới Cộng Sản xụp đổ,
chiến tranh lạnh không còn thì người ta lại bắt đầu nói đến Toàn Cầu Hóa về đủ
thứ chuyện từ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho đến Kinh Tế, Chính Trị, Sống
Chung Hòa Bình thì Khủng Bố lại bùng nổ. Hiện tượng gì đây?
Biến cố 11 tháng 9 ở New
York và Washington D.C. đã làm thế giới bàng hoàng, Hoa Kỳ giao động. Thế giới
và nhất là Hoa Kỳ đã đặt câu hỏi: Ai là thủ phạm đây? Người ta nói quân khủng
bố Bin Laden ở A-Phú-Hãn (Afghanistan). Tiếp theo đó biết bao vụ khủng bố xẩy
ra trên khắp thế giới như vụ bom nổ tự sát dưới tầu, ga xe lửa ngày 7-7-2005 ở
London, rồi khủng bố ở Brussel, Bỉ, Hoa Kỳ cứ thế lác đác xẩy ra khắp Hoa Kỳ ở
Boston, Orlando, California và Âu Châu giết chết nhiều dân lành vô tội, đặc
biệt là tại Paris quân khủng bố phá nát một tòa bào, giết nhiều nhân viên trong
đó có Charlie Hebdo vì một bức tranh hí họa xâm phạm đến giáo chủ tiên tri
Mohammed, tất cả đều được thủ phạm công nhận là do Hồi Giáo gốc (Radical
Islam). Sau này xuất hiện ISIS, một chủ trương Hồi Giáo thoát thai từ al-Qaeda
đã chính thức trở thành một chủ nghĩa chống lại văn minh thế giới, coi Hồi Giáo
là tôn giáo duy nhất và chỉ có Hồi Giáo được tồn tại. Những mạng lưới khủng bố
này không phải tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều phản đối và ghét bỏ. Do đó
vấn đề được đặt ra là Hoa Kỳ và thế giới chiến đấu cái gì đây? Đánh ai đây?
Khủng bố tự nó đã là một
thách đố phức tạp và đa dạng. Muốn đánh bại nó cũng cần phải có những đòi hỏi
và cam kết cần thiết như trong chiến tranh cổ điển. Nhưng quân khủng bố lại
không giống như những kẻ thù trong chiến tranh cổ điển. Không phân biệt được
điều đó thì –theo Martha Crenshaw, chuyên viên về khủng bố và giáo sư quản trị
đại học Wesleyan- chúng ta lại tạo ra một mục đích….mà có lẽ chẳng
bao giờ đạt được. Chiến thắng ư? Và chừng nào thì đạt chiến thắng? Đó là những
thắc mắc và ưu tư đang được đặt ra cho thế giới, nhất là Hoa Kỳ.
Nhưng TT Bush
và nhân dân Hoa Kỳ đồng tâm nhất trí đứng lên tìm bắt cho được kẻ thù chủ mưu
khủng bố hấu tái lập an ninh. Đến Obama cũng cố nhảy vào sào huyệt của ISIS
ở Iraq và Syria để truy lùng và tiêu giệt nhưng lại chỉ
đánh lờn vờn bằng không lực cho có lệ!? Thế rồi Nga Sô nhảy vào vòng chiến cũng
gọi là truy kích ISIS tao thành tình trạng xáo trộn, gây nên làn sóng ty nạn
khổng lồ tràn ra khắp Âu Châu biến Châu Âu nhất là Pháp, Đức đang điên đầu, Hoa
Kỳ bị xáo trộn vì hứa hẹn sẽ nhận hàng trăm ngàn dân tỵ nạn từ Syria. Nói chung
trên toàn thế giới chỗ nào có dân tỵ nạn Hồi Giáo xuất hiện thì hầu như có xáo
trộn từ dân sinh đến văn hóa kinh tế chính trị. Họ công khai không công nhận văn
hóa nơi họ cư trú, chỗ họ được nhận định cư, họ áp đặt một nền văn hóa Hồi Giáo
của họ và nhiều đòi hỏi khác đôi khi rất vô lý.
Để dung hòa điều mà ta
gọi là trả đũa hoặc Công Lý và Hòa Bình An Ninh lâu dài, Crenshaw đã nêu ra hai
mục tiêu tối hậu cần phải đạt được là: “…Trong đoản kỳ, ta phải giệt cho bằng
được mạng lưới khủng bố toàn cầu và, trong trường kỳ về lâu về dài chúng ta
phải biến cái Đầm Lầy Hồi Giáo cho nó trở thành khô ráo để nó phát
triển và sinh hoa kết trái. Muốn được như vậy, Hoa Thịnh Đốn phải biết
mình đang chiến đấu cái gì. Vấn nạn này khiến chúng ta liên tưởng đến một luận
thuyết chính trị toàn cầu của F. Fukuyama và H. Huntington xuất hiện sau chiến
tranh lạnh, nghĩa là sau khi đế quốc cộng sản xụp đổ ở ngay Nga Sô và Đông Âu,
đã gây rất nhiều tranh cãi trong giới trí thức và triết học. Khi bức tường Bá
Linh sụp đổ năm 1989 thì Francis Fykuyama đồng thời cũng cho ra tập khảo luận
nhan đề “Phải chăng lịch sử đã kết thúc?/ The End of History and the Last
Man”. Ông đem vấn đề này ra thảo luận, bàn cãi ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
và cho rằng: “Chiến tranh lạnh kết thúc là dấu hiệu báo động chấm dứt luồng
biến chuyển của ý thức hệ loài người và toàn cầu hóa nền Tự Do Dân Chủ Tây
Phương sẽ là hình thức quản trị cuối cùng của nhân loại.” Hay nói một
cách khác là Tây Phương đã chiến thắng. Có thể nói mọi sự đã
được tạm thời xếp đặt và, con đường đi đến toàn cầu hóa chính trị-kinh tế một
cách hòa hợp nhịp nhàng cũng đã được quyết định và lịch sử phải chăng đã kết
thúc?
Sau khi Fukuyama đưa ra
một dự phóng như vậy thì Huntington, giáo sư quản trị Đại học Harvard cũng đưa
ra một viễn tượng không mấy lạc quan với tác phẩm “Sư xung đột của hai nền
Văn Minh / The Clash of Civilizations” Ông cho rằng kết thúc chiến
tranh lạnh cũng khai tử luôn cà sự cạnh tranh giữa các quốc gia và dân tộc,
nhưng lại bộc phát một loại cạnh tranh mới khác giữa các nền văn minh lớn trên
thế giới. Hồi xưa là xung đột giữa Các Ý Thức Hệ, bây giờ thì
xung đột giữa Các Tôn Giáo, Chủng Tộc và Giá Trị Văn Hóa. Theo
ông: “Điều quan trọng nhất và là mấu chốt của vấn đề là Tây Phương và
Hoa Kỳ đang cố gắng cổ võ, đánh bóng nền DÂN CHỦ, TỰ DO như là những giá trị
phổ quát, lại cố gắng ưu tiên giữ lấy tiềm năng quân sự và đẩy mạnh lợi ích
kinh tế của mình đã đi ngược lại những đáp ứng của những nền văn minh khác trên
thế giới.” Đây chính là cuộc tranh hùng mới giữa Tây Phương và Thế
Giới, nó tương đương với cuộc tranh đua giữa ý thức hệ cộng sản và tự đo. Và
không có cuộc tranh hùng nào mơ hồ mà lại nguy hiểm hơn là cuộc tranh hùng này
giữa Thế Giới Hồi Giáo và Tây Phương.
Như vậy, qua các cuộc
phá hoại và tấn công các tòa đại sứ Mỹ và hàng không mẫu hạm USS Cole của Hoa
Kỳ, nhất là biến cố kinh hoàng ngày 11 tháng 9 ở New York và DC hay những vụ
khủng bố giết hại dân lành vô tội ở Hoa Kỳ và trên thế giới, cũng như gần đây ở
Benghazi đã cho chúng ta thấy viễn tượng mà Huntington nêu ra có vẻ càng ngày
càng được sáng tỏ, còn dự phóng của Fukuyama một học trò cũ của Huntington thì
chưa có gì là xác đáng. Ông nói: “Nhìn chung thì vấn đề của Hồi Giáo là vấn đề
CANH TÂN. Nhưng chiều hướng canh tân của họ hiện nay cũng có vẻ mạnh mẽ đấy
chứ. Tuy nhiên ông vẫn ghi chú thêm:…dù sao thì phần lớn vẫn còn phải phụ thuộc
vào sự đáp ứng của chính phủ và nhà nước.”
Theo nhiều chuyên viên
về Hồi Giáo thì, vì sự va chạm xung đột khác biệt giữa những giá trị văn hóa
của các nên văn minh trên thế giới hiện nay nên những tên khủng bố đã nắm được
ưu thế để thành công…Đối với Osama bin Laden –như ông ta đã tuyên bố năm 1998-
thì cuộc đấu tranh của ông chỉ là nối tiếp cuộc tranh đấu chống lại cuộc Thánh
Chiến của những tên ‘vô đạo’ ở thời Trung Cổ mà thôi. Như vậy dưới mắt bin
Laden và những đồ đệ của ông thì ngày đó là ngày mà Hoàng Đế Ai Cập và Syria
tấn chiếm Jerusalem và quyết tâm bảo vệ nó hồi Thánh Chiến thứ ba. Phải chăng
phe Bin Laden muốn làm sống lại Hồi Giáo nguyên thủy thời Trung Cổ?
XUNG KHẮC GIỮA CÁC PHE PHÁI HỒI GIÁO
Nhưng theo một số học
giả khác thì cuộc xung đột không đơn giản như vậy, lằn gianh đấu
tranh rất đa dạng. Akbar Admed, nguyên đại sứ Pakistan tai Anh Quốc và là giáo
sư về Hồi Giáo thuộc đại học American ở Washington DC đã nói: “Cuộc xung khắc
không phải chỉ xẩy ra giữa Hồi Giáo và Tây Phương mà còn xẩy ra ngay giữa các
phe phái Hồi Giáo với nhau.” Cứ nhìn vào những người Hồi Giáo để râu quai nón
dài và những người không để râu hoặc để râu ngắn thì biết ai hồi giáo hơn ai.
Nhiều người Hồi Giáo cực đoan cũng như nhiều bình luận gia Hoa Kỳ đã cho
rằng toàn cầu hóa tức là Mỹ hóa và Tây Phương hóa. Họ
đã lầm hoặc cố tình không cần biết đến những lời kinh Koran là: “Đối
với Chúa, chẳng có Đông mà cũng chẳng có Tây”. Theo Asdmed thì họ
chẳng hiểu gì về Hồi Giáo với cả một chuỗi chiều dài lịch sử của nó cùng với
những nền văn hóa đạo giáo tản mát bàng bạc đâu đó khắp nơi. Có những học giả
còn đi xa hơn nữa cho rằng phe cực đoan quá khích đã chối bỏ hết cả ý nghĩa vừa
phong phú vừa đa dạng và đặc thù của Hồi Giáo. Họ cũng chẳng thèm để ý đến lời
nói của Mohammed là phải KHOAN DUNG. Vì vậy mà cũng có rất nhiều phe phái cực
đoan khác nhau ở ngay trong chính Hồi Giáo gọi là cực đoan, và đa số là theo
phong trào của học giả Mohammed bin Abd al-Wahhab ở thế kỷ 18. Ông này lúc đó
sống ở miền Trung Arabia và đã tìm được đồng chí thuộc một gia đình họ Saud
biết lắng nghe lời mình mà sau này giòng họ này có người đã làm vua vào năm
1932, mở đầu một triều đại mới ở Saudi Arabia. Phe Wahhab tuyên bố nhận
mình là Hồi Giáo nguyên thủy, từ chối canh tân, thay đổi và cải cách, cương
quyết thực hành theo sát từng chữ từng lời kinh Koran và những lời truyền khẩu
của tiên tri Mohammed, đồng thời kêu gọi thành lập một quốc gia thi hành chặt
chẽ tuyệt đối luật Hồi Giáo. Họ phê phán đả kích tất cả những ai không theo
đúng đường lối của họ, khiến Sheik Hisham Kabbani, chủ tịch Hội Đồng tối cao
Hồi Giáo Hoa Kỳ đã phải tuyên bố: “Thật là rùng rơn đáng sợ khi những người
theo phái chính thống (fundamentalist) đã kết án những người theo phái truyền
thống (traditionalist) là phản đạo. Họ không biết rằng chính tiên tri
Mohammed đã nói, là người trần không ai có quyền được phê phán người khác. Bởi vì
chính tiên tri cũng đã nhìn thấy trước rằng chính trong Hồi Giáo sẽ có nhiều
phe phái hành đạo khác nhau, nhưng chỉ có Chúa mới có thể phán xét ai đúng ai
sai mà thôi.”
Theo thời gian, văn minh
Hồi Giáo cứ thế mà tiếp tục lan truyền và dị biệt. Các quốc gia Âu Châu thì đua
nhau đi chinh phục thuộc địa và truyền bá văn minh văn hóa của mình. Khi ra đi
-vào tiền bán thế kỷ 20- họ đã để lại những quốc gia Hồi Giáo mới được phục hồi
độc lập ở khắp Bắc Phi và Trung Đông với biết bao dấu ấn xáo trộn đầy thách đố.
Vì không có truyền thống dân chủ, nên cứ hết chế độ này đến chế độ khác thay
nhau mà độc tài chuyên chế. Trí thức và nhân sĩ thì cứ ôm lấy chủ nghĩa duy vật
của những ông Tây thuộc địa cũ, đuổi theo canh tân để thăng tiến và hưởng thụ.
Hành đạo và nghiên cứu đạo bị sao lãng hoặc bỏ quên. Chính phủ thì cứ nay xuống
mai lên như thay áo. Vào thời gian xáo trộn ấy lại xuất hiện quốc gia Do Thái
/ Israel nằm ngay chính trung tâm Cận Đông là cái nôi của Hồi Giáo.
Hoa Kỳ là nước đầu tiên yểm trợ và nâng đỡ quốc gia Israel. Cả Hoa Kỳ
lẫn Israel trở thành cái gai, là kẻ thù mà Hồi Giáo khó có bao giờ có
thể khoan nhượng.
CÔNG BẰNG VÀ CÔNG LÝ XÃ HỘI
Thực vậy, vùng này lúc
đó đã chín mùi cho đủ mọi thứ phong trào nhất là phong trào chính thống
(fundamentalism) hứa hẹn mang lại công bằng công lý xã hội và đoàn kết các sắc
tộc. Nhưng khổ một nỗi là Hoa Kỳ lại được mô tả như một tên ác quỉ vĩ đại
chuyên xía mũi vào chuyện của người khác. Vì vậy Hoa Kỳ đã trở thành cái cớ làm
bùng phát phong trào quá khích tức chiến dịch khủng bố mà họ cảm nhận
như đã được Chúa ủy thác dù rằng nhiều người, đặc biệt là Richard
Cohen đã phê bình trên tờ Washington Post cho là vô lý. Bằng cớ là mặc dù Hoa
Thịnh Đốn đã cố gắng đứng trung gian để dàn xếp ổn thỏa vấn đề giữa Israel và
Palestine nhưng phe Bin Laden vẫn cứ cho người tấn công tòa Tháp Đôi ở New
York, khủng bố tòa đại sứ Hoa Kỳ, dân Hoa Kỳ…..và trên thế giới dai dẳng cho
đến hiện nay với đủ dạng thức và thứ lý do.
Theo Charles Fairbanks,
giáo sư đại học Hopskin phân khoa bang giao quốc tế thì: “Nếu chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ thất bại thì Hoa Kỳ nên xem xét vấn đề Tôn Giáo một cách cẩn
thận và nghiêm chỉnh hơn. Vì lợi ích, Hoa Kỳ và thế giới hãy cố gắng làm sao
khuyến khích dân Hồi Giáo học hỏi nghiên cứu giáo lý và giáo huấn Hồi Giáo
nhiều hôn, cẩn thận hơn để làm sống lại tinh thần truyền thống Hồi Giáo”. Sheik
Kabbani cũng đồng ý như vậy. Nhưng buồn một nỗi là phe quá khích lại đang thắng
thế, có tiếng nói và được đa số dân Hồi Giáo ủng hộ”.
Vậy thì phải làm sao
đây? Thiết nghĩ Hoa Kỳ cần phải tìm hiểu truyền thống Hồi Giáo và những giáo
huấn của họ để nhận biết phe nào cần được giúp đỡ, phe nào không hầu tránh tình
trạng như hiện nay mà Kabbani đã từng nói là một số phe cực đoan đang được trợ
giúp bởi những chính phủ mà chính chúng lại đang cố công tiêu giệt. Nếu Hoa Kỳ
và thế giới không giúp đỡ Hồi Giáo truyền thống thắng được cuộc tranh luận /
đấu tranh thần học hiện nay ngay trong lòng thế giới Hồi Giáo thì Tây Phương và
Hoa Kỳ rồi sẽ còn phải đối đầu với những kẻ cực đoan về một vấn đề do chính họ
tạo ra. Đó là sự xung khắc thực sự và ghê gớm giữa các nền văn minh thế
giới, rất có thể làm đảo lộn tất cả mọi bậc thang giá trị văn hóa và văn minh
nhân loại, đi đến chỗ đổ vỡ và bị hủy giệt.
TÁI LẬP TRẬT TỰ THẾ GIỚI
Như vậy thì giữa Francis
Fukuyama và Samuel Huntington ai có lý ai không? Hay là phải chăng sự xung đột
giữa các nền văn minh thế giới đang đe dọa kết thúc lịch sử? Chưa
đâu, năm 1997 Samuel Huntington cho ra một luận án nhan đề ‘The Clash of Civilizations
and The Remaking of World order / Xung đột của hai nền Văn Minh và
sự Tái Lập Trật Tự Thế giới’ tiếp nối cuốn The Clash of Civilizations
của ông đồng thời trả lời cuốn The End of History and the last man của người
học trò cũ của ông là Francis Fukuyama.
Luận đề này rất quan
trọng có thể gây căng thẳng làm tăng bạo động vì nó làm sống lại những tranh
chấp giữa những quốc gia và các nền văn hóa mà căn bản truyền thống của nó dựa
trên Niềm Tin và Tín Điều tôn giáo. Biện luận này coi ý niệm chủng tộc có ảnh
hưởng nhiều đến phát triển của những nền văn hóa chính như văn hóa Tây Phương,
Đông phương Orthodox, Châu Mỹ Latin, Hồi Giáo, Nhật Bản, Tầu, Ấn Độ và Phi
Châu, là những tranh chấp đang xẩy ra trên toàn thế giới. Samuel P. Huntington
là một khoa học gia về chính trị tại Harvard và từng là phụ tá TT Clinton về
chính sách đối ngoại đã quả quyết là người làm chính sách cần phải chú tâm đặc
biệt đến sự phát triển này khi họ muốn can thiệp vào nội tình các quốc gia
khác. Huntington đã trải dài ý tưởng kích động đó về chính sách ngoại giao rất
có ảnh hưởng gần đây trên suốt chiều dài sách của ông: là chúng ta không nên
coi thế giới là lưỡng cực hoặc một tập hợp những quốc gia, nhưng như một bộ có
7 hay 8 nền văn minh văn hóa chẳng hạn mà một thì ở phương Tây, những cái kia
thì ở ngoài không phải là Tây Phương nhưng liên kết với nhau do số phận và xung
đột nhau do căn tính riêng của mỗi nền văn minh. Vì vậy trong cách làm sạch,
ông đưa ra nhiều điểm khá linh động: canh tân không có nghĩa là Tây Phương hóa;
phát triển kinh tế đồng thời cũng phải phục hưng tôn giáo; chính trị hậu chiến
tranh lạnh phải coi trọng chủ nghĩa quốc gia dân tộc hơn ý thức hệ; thiếu những
trọng điểm đứng đầu đó sẽ làm chậm sự phát triển của Châu Mỹ Latin và thế giới
Hồi Giáo. Ông không chỉ nêu lên là những quốc gia Hồi Giáo đã gây bạo động với
nhau xâu xa hơn là với những nước khác, mà còn cảnh báo Tây Phương không nên lo
lắng quá về chủ nghĩa chính thống của Hồi Giáo mà hãy để ý đến chính Hồi Giáo,“một
nền văn minh khác lạ mà người dân tin rằng văn hóa của họ là siêu việt nhưng
lại mang mặc cảm thua kém về sức mạnh quân sự.” Huntington cho
rằng chiến tranh ở Bosnia đã trở nên khốc liệt vì đi đến xung đột
giữa chủng tộc và tôn giáo, nhưng ông vẫn cho rằng sự đổ vỡ đó khả dĩ vẫn có
thể tránh được. Vậy thì lo sợ chủ nghĩa đa văn hóa là căn nguyên làm suy yếu
Hoa Kỳ xem ra không đứng vững.
Nhìn lại vụ 9/11/2001 và
những khủng bố khác ở Hoa Kỳ và khắp thế giới cùng với sự xuất hiện của chiến
tranh khủng bố và kinh nghiệm “thay đổi thể chế” và “xây dựng quốc gia”, người
ta không thể không ngạc nhiên về những phỏng đoán khá chính xác và những lời
khuyên đã không được để ý đến. Căn bản của luận án này là không nên
áp đặt những giá trị văn hóa, tôn giáo và chính trị của Tây Phương lên những
quốc gia không phải là Tây Phương. Bằng cớ nổi bật
nhất của luận án này là cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên vào năm 1990 khi Hoa Kỳ
tấn công Iraq. Dưới mắt Tây Phương, đây hoàn toàn chỉ là một cuộc chiến
được liên minh các quốc gia Ả Rập ủng hộ vì họ thành công trong việc ngăn chặn
Saddam Hussein xâm chiếm vương quốc yếu là Kuwait. Nhưng đối
với Huntington, nó bị dân chúng ở Trung Đông kết án là đế quốc can thiệp
vào nội bộ nước ngoài bằng sức mạnh quân sự, một loại chiến tranh của Tây
Phương chống lại các quốc gia Hồi Giáo Ả Rập. Chiến tranh gọi là tốt đi nữa
cũng có thể bị gậy ông đập lưng ông. Lấy danh nghĩa bảo vệ mạng sống và tài sản
của một quốc gia Ả Rập nào đó thì nó cũng gây sợ hãi và thù ghét trong thế giới
Ả Rập và tạo thêm sức mạnh cho kẻ quá khích bị chiến bại cũng như uy tín của
hắn được tăng thêm nơi những quốc gia láng giềng.
KẾT LUẬN
Dựa trên những thí dụ
căn bản đó, Huntington rút ra một kết luận đau đớn là chúng ta, Tây
Phương không thể phổ quát hóa mọi quyền lợi và nguyên tắc mà chúng ta ưa thích
và trân trọng đem áp dụng vào những dân tộc, những chính phủ và những quốc gia
khác mà họ không ưa hay không thích hợp với họ. Làm như vậy -ông cảnh cáo- là
vô luân và nguy hiểm. Ông cũng xác quyết khi kết thúc sách của ông: “Sự
can thiệp của Tây Phương vào những nền văn minh khác có thể là căn nguyên duy
nhất và nguy hiểm nhất của bất ổn và xung khắc ngấm ngầm trong một thế giới đa
văn hóa văn minh.” Huntington còn tiến xa hơn nữa đưa ra một
“luật cấm” là: Điều “cốt lõi” của một nền văn minh là cấm không cho can thiệp
vào những tranh chấp giữa những nền văn minh khác. Phải chăng vì vậy mà sự can
thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ vào Iraq đã thất bại, gây nhiều đổ vỡ,
để lại nhiều hệ lụy sau này mà ta đã thấy. Sự xuất hiện của ISIS!?
Xem vậy thì Hoa Kỳ cũng
đã trực tiếp can thiệp vào nội tình của miền Nam Việt Nam, nhất là dưới chế độ
đệ I VNCH quả là sai trái và vô luân, để lại nhiều hệ lụy ngàn đời cho hơn 80
triệu người dân và con cháu họ cùng đất nước Việt Nam chưa biết đến bao giờ mới
rửa sạch !!
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Fleming Island, Florida
December 14, 2016Tuesday, December 20, 2016
Monday, December 19, 2016
Sunday, December 18, 2016
Friday, December 16, 2016
Thursday, December 15, 2016
Tuesday, December 13, 2016
Sunday, December 11, 2016
Saturday, December 10, 2016
Friday, December 9, 2016
THƠ ĐẢNG HỒ KHÓC ĐỂU CU BA
THƠ ĐẢNG HỒ KHÓC ĐỂU CU BA
Ba
Búa, Ba Càng, Ba Trợn, Lạch Xuân Hương
VC NHẬP CẢNG QUỐC TANG
Đảng
Hồ nhập cảng quốc tang,
Khóc
người Châu Mỹ râu xồm “Cát-Trô”.
Nịnh
Tầu cố gắng bưng bô,
Trọng,
Quang, Ngân, Phúc khóc “Cu…” ngoẻo rồi.
Giòng
đời mây chó nổi trôi,
Ba
Cu ơi hỡi xìu đời Cu Ba.
Raul
còn mở đường ra,
Phán
rằng anh đã chán chê nịnh rồi.
“Cá
nhân chủ nghĩa” lỗi thời,
Đừng
nên tạc tượng, xây đài vinh danh.
Cu
Ba thọc củ vào mồm,
Tập
đoàn lãnh đạo râm ran Ba Đình.
Tượng
đài tội ác rung rinh,
Ngụy
trang rút ruột, cán mình ăn chia.
Xác
Hồ nay ướp cứng đơ,
Đâu
bằng bia miệng “tội đồ nước Nam”.
Súc
sinh nằm ở trong Lăng,
Xuất
thân Pắc bó trong hang giặc Tầu.
Ba Búa
December
04, 2016
CASTRO ĐỔI MỚI
“À
mi gồ”, quý bạn thân,
Ngày
nay “sùng bái cá nhân” lỗi thời.
Đây
là trăn trối của tôi,
Tắt
hơi thì kể tiêu đời nhà ma.
Không
cần tạc tượng ngợi ca,
Miễn
tên thành phố, bầy ra tên đường.
Còn
đâu ngày đó oai phong,
Giáp
kia cũng đã mục xương lâu rồi.
Còn
đâu huyền thoại Điện Biên,
Chiến
công dàn dựng bởi quân Tầu Phù.
Còn
đâu tranh đấu lu bù,
Cu
Ba khốn khổ để cho Mẽo chùn.
Tuổi
già gậm nhắm phát phiền,
Đời
là chấm hết “phi nan” đau buồn.
Cũng
đành đổi mới thật nhanh,
Kể
như phản động chuyên ngành ra tay.
“Cá
nhân chủ nghĩa” quá tồi,
Tượng
đài dẹp bỏ theo đời văn minh.
Ba Càng
December
04, 2016
KHÓC TẮT DIỄN ÂM
Tôi
là Xuân Phúc Ma dê,
Thủ
Tướng chính phủ thuộc về Việt Nam.
Cũng
là xã hội anh em,
Trong
hàng cộng sản bao phen kết đoàn.
Hỡi
ơi “Cát” lại tắt ngang,
Hải
đăng sáng chói mỏm vàng Cu Ba.
Lại
còn trăn trối bất ngờ,
Dẹp
đi chủ nghĩa tôn thờ cá nhân.
Tại
sao “đồng chí anh minh”,
Quẹo
“cua” quá gấp kết thân địch thù.
Quả
là theo Mẽo dở trò,
Đúng
là phản động bóp cò Đảng viên.
“Cát…”
theo đường tắt quá giang,
Bây
giờ xã hội thân quen vắng dần.
Thôi
đành tắt, gọn một lần,
Tắt
rồi ơi hỡi vạch trần Cu Ba.
Cờ lờ
mờ, khờ vờ mờ…
Ba Trợn
December
04, 2016
KIM NGÂN HÔN HÍT CU BA
Kim
Ngân lần tới Cu Ba,
Hít
hà, âu yếm, đôi ta đồng sàng.
Nhiều
râu, lắm rận ngang tàng,
Anh
“Trô” sao nỡ chết ngang hỡi trời !
Bỏ
em lạnh lẽo đơn côi,
Phải
ôm chân ghẻ thối hôi Tầu phù.
Sao
anh lại trối dở hơi,
Dẹp
luôn cái vụ “lạy tôi” cũ mèm.
Bây
giờ nếu phải nghe anh,
Này
lăng, này tượng, này đường dẹp sao?
Bác
Hồ cứng ngắc ra vào,
Tháng
ngày trồi sụt nỡ nào bỏ ngang.
Trời
ơi khóc khó muôn vàn,
Khóc
thuê cái đám chịu tang lùm xùm.
Bác
Hồ ơi, Bác Cu ơi !
Cát
Trô ơi hỡi rã rời Cu Ba.
Lạch Xuân Hương
December 04, 2016Thursday, December 8, 2016
Wednesday, December 7, 2016
Tuesday, December 6, 2016
Monday, December 5, 2016
Sunday, December 4, 2016
LẠCH XUÂN HƯƠNG – KIM NGÂN HÔN HÍT CU BA
KIM NGÂN HÔN HÍT CU BA
Kim Ngân lần
tới Cu Ba,
Hít hà, âu yếm,
đôi ta đồng sàng.
Nhiều râu, lắm
rận ngang tàng,
Anh “Trô” sao
nỡ chết ngang hỡi trời !
Bỏ em lạnh lẽo
đơn côi,
Phải ôm chân
ghẻ thối hôi Tầu phù.
Sao anh lại
trối dở hơi,
Dẹp luôn cái
vụ “lạy tôi” cũ mèm.
Bây giờ nếu
phải nghe anh,
Này lăng, này
tượng, này đường dẹp sao?
Bác Hồ cứng
ngắc ra vào,
Tháng ngày trồi
sụt nỡ nào bỏ ngang.
Trời ơi khóc
khó muôn vàn,
Khóc thuê cái
đám chịu tang lùm xùm.
Bác Hồ ơi,
Bác Cu ơi !
Cát Trô ơi hỡi
rã rời Cu Ba.
Lạch Xuân Hương
December 04, 2016Saturday, December 3, 2016
Friday, December 2, 2016
Subscribe to:
Posts (Atom)