Lac Viet Humanistic Culture

Friday, June 28, 2024

ĐANG MÙA HẠ TRÊN CAO Với Tiếng Hát LÊ UYÊN PHƯƠNG | Nhạc và Lời LÊ UYÊN ...


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Ca khúc “Đang Mùa Hạ Tên Cao” nhạc và lời của Lê Uyên Phương, do chính nhạc sĩ Lê Uyên Phương trình bày. Đây là một trong mười ca khúc trong tập tình ca thứ ba của Lê Uyên Phương “Uyên Ương Trong Lồng” còn có một cái tên khác là “Hôn nhân, một ảo giác kỳ diệu”.

Theo ông: “Nếu những tác phẩm nghệ thuật đã được hình thành như là đáp số của một bài toán mà ảo tưởng là những con số, và nếu cuộc đời của chúng ta một phần nào đã được hướng dẫn bởi những ảo giác thì trong mọi trò chơi của nhân loại không có sự thật, tương quan giữa con người với con người chỉ được đặt trên sự tương nhượng mà thôi, và cuộc sống hôn nhân là một tương nhượng điển hình, mỗi người có một bầu trời nhưng họ khó lòng nhường cho nhau một khoảng không gian trong chiếc lòng nhỏ bé…”

Thực hiện video clip Lại Minh Thuận để tướng nhớ đến ngày ra đi (29 tháng 6 năm 1999) của nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Wednesday, June 26, 2024

SÀI GÒN YÊU DẤU Với Tiếng Hát LÊ UYÊN PHƯƠNG | Nhạc LÊ UYÊN PHƯƠNG, Phổ Thơ HOÀNG NGỌC ẨN


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Ca khúc “Sài Gòn Yêu Dấu” nhạc của Lê Uyên Phương, phổ từ thơ Hoàng Ngọc Ẩn, do chính nhạc sĩ Lê Uyên Phương trình bày. Thực hiện video clip Lại Minh Thuận để tướng nhớ đến ngày ra đi (29 tháng 6 năm 1999) của nhạc sĩ Lê Uyên Phương.

Tuesday, June 25, 2024

Tôi không liệt dân oan là tù chính trị mặc dù họ là nạn nhân của chế độ ...


Buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý về sự kiện: VN Hiện Nay Làm Gì Có Chính Quyền Nhân Dân Mà “Lật Đổ Chính Quyền Nhân Dân”??? vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 2017 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Trước khi có đảng phái đối lập ở Miến Điện đã có hơn mấy ngàn tù chính t...


Buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý về sự kiện: VN Hiện Nay Làm Gì Có Chính Quyền Nhân Dân Mà “Lật Đổ Chính Quyền Nhân Dân”??? vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 2017 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Monday, June 24, 2024

Hướng Dẫn Tự Học Đàn Guitar Cổ Điển, Phần 28 | Guitarist Nguyễn Thái Cường


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi hướng dẫn tự học đàn Guitar Cổ điển, phần 28 của Guitarist Nguyễn Thái Cường giới thiệu về Bài tập số 28 trong tuyển tập đàn Guitar Cổ điển theo phương pháp của Ferdinando Carulli (1770-1841). Thực hiện video clip bởi Lại Minh Thuận vào sáng ngày 5 tháng 2 năm 2023 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Đề nghị Quốc Hội của CSVN nên đổi cái tội danh hoạt động lật đổ chính qu...


Buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý về sự kiện: VN Hiện Nay Làm Gì Có Chính Quyền Nhân Dân Mà “Lật Đổ Chính Quyền Nhân Dân”??? vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 2017 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Sunday, June 23, 2024

Muốn chấm dứt chế độ độc tài CS người VN không có cách nào khác là phải ...


Buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý về sự kiện: VN Hiện Nay Làm Gì Có Chính Quyền Nhân Dân Mà “Lật Đổ Chính Quyền Nhân Dân”??? vào chiều ngày 31 tháng 7 năm 2017 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Ông là một nhân cách lớn vẫn có những con người VN chân chính yêu thương...


Phát biểu của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý vào chiều ngày 30 tháng 9 năm 2017 nhân dịp chị đến tham dự buổi lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Saturday, June 22, 2024

Kẻ nào sẵn sàng lừa bịp nhân dân kẻ đó chiếm phần thắng #shorts


Phát biểu của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý vào chiều ngày 30 tháng 9 năm 2017 nhân dịp chị đến tham dự buổi lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Bà Sheng Thao bị FBI KHÁM NHÀ 20-6-2024 LÀ AI?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lai phần diễn đọc của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; đưa tin về việc “Bà Sheng Thao bị FBI KHÁM NHÀ 20-6-2024 LÀ AI?” vào chiều ngày 22 tháng 6 năm 2024 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.      

Friday, June 21, 2024

Chế độ nào cũng được, ông nào lên làm tổng thống cũng được miễn đừng phả...


Phát biểu của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý vào chiều ngày 30 tháng 9 năm 2017 nhân dịp chị đến tham dự buổi lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Tiểu sử tóm lược về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1) #shorts


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Thursday, June 20, 2024

Tiểu sử tóm lược về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (2) #shorts


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Tiểu sử tóm lược về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (3) #shorts


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Tiểu sử tóm lược về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (4) #shorts


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Wednesday, June 19, 2024

Tiểu sử tóm lược về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (5) #shorts


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Gọi tên Cha - Cha là Biển Đông. Mở rộng bao la nung đúc tấm lòng #shorts


Phần trình bày ca khúc “Gọi tên Cha” với tiếng hát Yên Ly, nhạc Song Ngọc phổ thơ Trạch Gầm trong Đêm trình diễn Văn nghệ Kỷ niệm Ngày Quân Lực và vinh danh người lính QLVNCH do Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH tổ chức vào chiều Thứ Sáu ngày 14 tháng 6 năm 2024 tại Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster, suite 214-215, thuộc Thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Tuesday, June 18, 2024

Lễ Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2024


Little Saigon (VanHoaNBLV1) - Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh buổi Lễ Vinh Danh Quân Lực VNCH 2024 để tưởng niệm và vinh danh Chiến sĩ VNCH đã hy sinh xương máu bảo vệ quê hương, hun đúc ý chí đấu tranh và tinh thần đoàn kết của Quân Dân Cán Chính của người Việt tị nạn, yểm trợ đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh cho Quê Hương Việt Nam sớm thực sự được Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.

Ngày Vinh Danh Quân Lực VNCH 2024 do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Miền Nam California tổ chức vào chiều ngày Thứ Bảy 15 tháng 6 năm 2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ  Việt Mỹ, 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.


Monday, June 17, 2024

PHAN KỲ NHƠN - 19/6/1965 Ngày Quân Lực VNCH

 

19/6/1965

Ngày Quân Lực VNCH

(Phát biểu của ông Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên ủy ban chống Cộng sản và Tay sai, Đồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đền thờ Đức Thánh Trần nhân Ngày Lễ Vinh Danh Quân Lực VNCH 2024 vào chiều ngày Thứ Bảy 15 tháng 6 năm 2024 tại Tượng Đài Chiến Sĩ  Việt Mỹ.)

 

Phần 1:

Sự ra đời của ngày Quân Lực VNCH  19/6/1965

Ngày 5/5/1965, cụ Phan khắc Sửu làm Quốc Trưởng. Bắc Sĩ Phan huy Quát làm Thủ Tướng.

Một chính phủ dân sự chính thức điều khiển Quốc Gia.Sau một thời gian các các tướng lãnh của cuộc đảo chánh 1963 không đoàn kết được với nhau. Các cuộc chỉnh lý xẩy ra liên tục. Hiến Chương Vũng Tàu v.v…

Quân Đội quyết định trao đất nước cho một chính phủ dân sự.

Lợi dụng tình hình đất nước rối ren. Việt Cộng  gia tăng đánh phá nhiều nơi trên lãnh thổ Miền Nam Việt Nam

Nhận thức được tầm mức quan trọng của mức độ chiến tranh đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Chỉ có Quân Đội mới cứu vãn được tìmh thế

Quốc Trưởng Phan khắc Sửu quyết định trao quyền  điều hành đất nước cho Quân Đội Ngày 11/6/1965. Phe Quân Đội do Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương.

Một cuộc họp khẩn cấp… Hội Đồng Quân Nhân đồng nhất quyết định chọn ngày 19/6/1965 là ngày Quân Lực VNCH. Ngày này, Chính thức đánh dấu ngày Quân Đội lãnh trách nhiệm điều khiển Quốc Gia…

Phần 2:

Ngày 19/6/1965 đi vào lịch sử.

Toàn dân Việt Miền Nam thừa nhận ngày 19/6 /1965 là ngày của Quân Đội.

Sau này, hàng năm, đến ngày 19/6 đều có lễ duyệt binh kỷ niệm… Khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào của Quân, Dân, Cán Chính Nước Việt Miền Nam Yêu dấu.

Ngày này cũng còn là ngày tạo sự thống nhất ý chí cho toàn quân và, toàn dân.

Sự ra đời của Quân Lực VNCH là một động lực mạnh mẽ cho dân tộc Việt Nam đứng lên đối đầu với cuộc chiến xâm lăng của cộng sản Bắc Việt  bằng cả ý chí rằng: “ Quyết tâm bảo vệ Miền Nam bằng xương , máu của mình”…

Điển hình là những trận đánh quyết liệt khiến đối phương thảm bại như: Tết Mậu Thân,  An Lộc, Mùa hè đỏ lửa, và cổ thành Quảng Trị v.v…

Quân Lực VNCH đã can cường, hiên ngang, hy sinh xương, máu của mình để bảo vệ quê hương.

Từ thời điểm 19/6/1965 Quân Lực VNCH đã lớn mạnh được cả thế giới nhắc tới như một quân đội lớn, mạnh nhất Đông Nam Á.

Một quân đội can cường, bền bỉ,  thiện chiến... Tuyệt đối giữ vững tôn chỉ: “TỔ Quốc. Danh Dự. Trách Nhiệm.”

Hằng năm, trước kia và, sau này, kể cả những năm, tháng lưu vong nơi xứ người. Trên toàn thế giới… Người Việt Miền Nam không quên và, luôn tổ chức kỷ niệm ngày 19/6 Quân Lực VNCH để nhớ đến ơn bảo vệ quê hương của quân nhân Miền Nam Việt Nam..

Phần 3:

Tinh thần bất khuất. Bền bỉ đấu tranh sau 1975

Ở hải ngoại, từ những năm sau 1975, người lính VNCH vẫn luôn là những người tiên phong đấu tranh cho tự do, dân chủ của nước nhà.

Vẫn hiên ngang, ngạo nghễ giữ vững màu cờ, sắc áo.

Đi hàng đầu cùng đồng hương chống Việt Gian, Việt Cộng.

Vẫn liên tục tổ chức những cuộc biểu tình đả đảo những phái đoàn Việt Cộng mỗi khi xuất hiện. Những văn công, những chương trình văn nghệ tuyên truyền của cộng sản Hà-Nội

Vô hiệu hóa những nghị quyết gian manh của Việt Cộng nhằm mê hoặc đồng hương:

Nghị Quyết 36 “ hòa hợp, hòa giải”… Quyết Định 1334/QĐ - Ban hành ngày 10/11/2023 “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ, phát triển trong tình huống mới”

Sắp tới đây là: “xây dựng Trung Tâm Văn Hóa. ở nước ngoài”

(Việt Cộng không có văn hóa… Sau 30/4/75. Việt Cộng đã đốt sách, vở của Miền Nam)

Kết luận:

Với tinh thần của ngày 19/6/1965 Quân Lực VNCH. Người Lính vẫn không ngừng nghỉ. Kiên cường, bền bỉ giữ vững làn ranh Quốc, Cộng trong suốt 49 năm qua ở Hải Ngoại.

Vẫn tiếp tục kêu gọi Đồng bào ta ở nước ngoài, cũng như ở quốc nội quyết tâm giải thể chế độ Cộng Sản.

Phần 4

Trao trách nhiệm cho hậu duệ

Thời gian, tuổi tác, sức khỏe… Đó là luật Trời!!

 Bốn mươi chín năm đã qua. Một nửa của thế kỷ… những người quân nhân của ngày 19/6/1965 Quân Lực VNCH mang theo tuổi tác… Sức tàn, lực kiệt.Dần dần mai một.Đó là luật trời, không ai tránh khỏi!!

Mặc dù tinh thần đấu tranh chống Cộng Sản vẫn kiên cường, bền bỉ song vì “lực bất tòng tâm”… nên phải trông, chờ vàoThành phần hậu duệ.

Công cuộc chống Cộng Sản. Giải thể chế độ Cộng Sản trên quê hương ta phải được liên tục. Không một giây phút ngừng, nghỉ.

Cho nên trách nhiệm này sẽ phải trao choThế hệ thứ hai, thứ ba… Những người có năng lực tiếp tục sự nghiệp đấu tranh chống Cộng Sản của cha, chú trong tương lai.

Vì lẽ đó, tôi kêu gọi quý chiến hữu và, đồng hương hãy nhiệt tình ủng hộ những ứng cử viên người Việt trong mùa bầu cử sắp tới.

Chỉ có thắng cử, tiếng nói của họ mới có hữu hiệu và, phương tiện  thuận lợi để họ tiếp tục  sự nghiệp đấu tranh của chúng ta đạt thành quả

Cuối cùng, tôi:

Xin kính chào đồng hương và, thân ái xiết chặt tay các chiến hữu.

Phan kỳ Nhơn

Thế hệ nối tiếp phải tiếp tục đấu tranh làm thế nào một ngày không xa gi...


Little Saigon (VanHoaNBLV1) - Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần phát biểu của ông Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên ủy ban chống Cộng sản và Tay sai, Đồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đền thờ Đức Thánh Trần nhân dịp ông đến tham dự Ngày Lễ Vinh Danh Quân Lực VNCH 2024 vào chiều ngày Thứ Bảy 15 tháng 6 năm 2024 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ  Việt Mỹ, 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ. 

Họ chiếm được miền Nam thì tất cả từ trên tới dưới vơ vét tài sản của mi...


Little Saigon (VanHoaNBLV1) - Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại cuộc phỏng vấn của Tạ Phong Tần, Cựu Tù nhân Chính trị, Nhà báo Tự do, Blog Sự thật và Công lý với ông Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Liên ủy ban chống Cộng sản và Tay sai, Đồng Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đền thờ Đức Thánh Trần nhân dịp ông đến tham dự Ngày Lễ Vinh Danh Quân Lực VNCH 2024 vào chiều ngày Thứ Bảy 15 tháng 6 năm 2024 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ  Việt Mỹ, 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Sunday, June 16, 2024

Bộ hành như sư Minh Tuệ có KHÓ không? Sự BUÔNG BỎ LỚN NHẤT là gì?


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại nhận định của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; về sự kiện " Bộ hành như sư Minh Tuệ có KHÓ không? Sự BUÔNG BỎ LỚN NHẤT là gì?” vào chiều Thứ Bảy, ngày 15 tháng 6 năm 2024 trong khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

GỌI TÊN CHA Với Tiếng Hát YÊN LY | Thơ TRẠCH GẦM, Nhạc SONG NGỌC


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần trình bày ca khúc “Gọi tên Cha” với tiếng hát Yên Ly, nhạc Song Ngọc phổ thơ Trạch Gầm trong Đêm trình diễn Văn nghệ Kỷ niệm Ngày Quân Lực và vinh danh người lính QLVNCH do Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH tổ chức vào chiều Thứ Sáu ngày 14 tháng 6 năm 2024 tại Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster, suite 214-215, thuộc Thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Saturday, June 15, 2024

Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH | Văn Nghệ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực & Vinh Danh Ng...


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh buổi trình diễn văn nghệ Kỷ niệm Ngày Quân Lực và vinh danh người lính QLVNCH do Biệt Đội Văn Nghệ QLVNCH tổ chức vào chiều Thứ Sáu ngày 14 tháng 6 năm 2024 tại Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster, suite 214-215, thuộc Thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Friday, June 14, 2024

Tưởng Nhớ Bà ĐINH THỊ HẢI Cựu Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn VNCH


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Bà Đinh Thị Hải, Cựu cán bộ Xây Dựng Nông Thôn VNCH nhớ lại: “… Cái năm mà tôi đi Xây dựng Nông thôn, tôi đi đoàn chớ tôi không có ở căn cứ nhưng mà tôi tới rất nhiều nơi và tôi chứng kiến rất nhiều về Quân lực VNCH mình. Hồi xưa nó rất hào hùng và nó rất là… Không thể nói được cái thời kỳ của mình hồi xưa ở quê nhà…” Dịp này Bà đã nhớ tới một người bạn thân cũng là nữ cán bộ Xây Dựng Nông Thôn đã bị VC ác ôn, côn đồ bắt được đem cắt vú, chặt chân trong dịp Tết Mậu Thân tại Tây Ninh.

Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại tâm sự của bà Đinh Thị Hải vào tháng 8 năm 2015 và chiều Thứ Bảy, ngày 5 tháng 1 năm 2019 tại Đền Thờ Đức Thánh Trần trên Đại Lộ Bolsa Trần Hưng Đạo, trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.


Wednesday, June 12, 2024

Đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vấn đề kỳ thị và đàn áp Phật g...


Khi nhắc đến TT Ngô Đình Diệm Nghị sĩ Lê Châu Lộc khẳng định rằng "đối với Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vấn đề kỳ thị và đàn áp Phật Giáo". Cuộc hội thoại này được ghi lại vào tối ngày 25 tháng 10 năm 2013 tại 14971 Chestnut St., thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ. 

Tuesday, June 11, 2024

Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời #shorts


Lễ Cầu Nguyện cho Các Chiến Sĩ Vị Quốc Vong Thân, cho Quê Hương Việt Nam và cho Hoa Kỳ do Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp với các đoàn thể trong cộng đồng để cùng tổ chức vào chiều tối Thứ Bảy ngày 27 tháng 5 năm 2017 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

God Bless America #shorts


Lễ Cầu Nguyện cho Các Chiến Sĩ Vị Quốc Vong Thân, cho Quê Hương Việt Nam và cho Hoa Kỳ do Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ phối hợp với các đoàn thể trong cộng đồng để cùng tổ chức vào chiều tối Thứ Bảy ngày 27 tháng 5 năm 2017 tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Sunday, June 9, 2024

Hồn thiêng sông núi luôn nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên thảm cảnh của ngày 30 Tháng Tư 1975


Lễ Vinh Danh Ngày Quân Lực VNCH 19/6 & Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2017 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Phu nhân một vị Tướng (1) | Đinh Yên Thảo


Phu nhân một vị Tướng (1)

Đinh Yên Thảo

Giông tố tuổi thơ

“Mấy chị em chúng tôi mỗi người chỉ có một bộ áo quần cũng đã sờn rách. Tôi may mắn có được 2 cái quần. Gọi là quần nhưng chỉ là những mảnh vụn vá chằng chịt lên nhau … Mùa Đông đến đem theo hơi lạnh, gió rét của miền rừng núi. Bốn mẹ con co ro trên cái phản gỗ, đắp một cái chiếu cũng đã cũ. Mẹ đầu bên này, tôi đầu bên kia, kéo qua kéo lại. Con ấm thì mẹ lạnh và ngược lại. Hai cậu em thì còn nhỏ ngủ vô tư…”. (trích Hồi Ức Tháng Ngày Qua – Nguyễn Tường Nhung)

Đó là dăm hồi ức về những tháng ngày đã sống thiếu thốn, cực khổ của mẹ và chị em bà Nguyễn Tường Nhung trong suốt 3 năm tản cư tại Xóm Đìa, một làng quê nghèo đâu đó gần Nhã Nam thuộc Yên Thế, nơi vị lãnh binh “Hùm Thiêng Yên Thế” Hoàng Hoa Thám từng đặt cứ địa chống Pháp ngoài Bắc. Bà đi mót lúa, giã gạo, mơ ước có được đôi dép cao su gánh gạo đi bán để chân không rát bỏng trên đường đá sỏi. Bà kể hiếm hoi lắm gia đình bà mới được chia bớt cho vài con cá nhỏ vớt đầm, có được vài quả trứng vịt hay miếng thịt rọi hàng ế ruồi bu đầy. Chúng là bữa ăn ngon theo bà suốt cả một đời, dù sau này có dự những quốc yến sang trọng.

Một tuổi thơ như vậy làm sao ai có thể quên?

Bà mở đầu tập hồi ức với tuỳ bút “Bố Tôi”, về nhà văn Thạch Lam, trước khi kể về những tháng ngày cơ cực bên trên. Tôi không nhớ rõ về thân thế của ông, nhờ đọc cuốn hồi ức và tìm hiểu lại, mới biết Thạch Lam mất vì bịnh lao khi còn rất trẻ, chỉ mới 32 tuổi, để lại cho người vợ 3 đứa con thơ cùng vài cuốn sách. Bà Nguyễn Tường Nhung là con cả, mới 6 tuổi lúc mồ côi cha và 2 cậu em, một người lên 3 và em út chỉ vừa chào đời được 3 ngày. Cả hai em trai bà, Nguyễn Tường Đằng và Nguyễn Tường Giang sau này đều ăn học thành tài. Người em út Nguyễn Tường Giang tốt nghiệp Y Khoa Sài Gòn, có làm thơ và viết văn từ trước năm 1975.

Gia đình các cụ nội ngoại của nhà văn Thạch Lam là dòng tộc Nguyễn Tường gốc Quảng Nam và Lê Quang gốc Huế, đều là những vị tổng quản và quan huyện được nhà vua bổ ra Bắc. Sinh năm 1910, Thạch Lam là người con thứ sáu trong gia đình. Cha mất sớm, khi ông lên 7 hay 8 tuổi, mẹ ông đã tảo tần nuôi 7 người con ăn học, vậy mà bà mẹ quê đã  góp vào văn đàn Việt Nam những văn tài lừng lẫy trong thế kỷ 20 như Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Với cô bé 6 tuổi, những gì còn trong ký ức về thân phụ mình là một người đàn ông cao, da trắng như Tây, ăn vận chỉnh tề và là người tinh tế, nhẹ nhàng. Ông sống lặng lẽ thanh cảnh, nhưng có giao du với những văn nghệ sĩ đồng thời như Đinh Hùng, Thế Lữ, Huyền Kiêu, Thanh Tịnh … Tác giả kể rằng, có lần nhà thơ Đinh Hùng đến chơi, uống rượu say khướt, mẹ bà phải bôi vôi vào lòng bàn chân cho giải rượu. Hay khi tản cư xuống Nhã Nam, mẹ con bà có gặp cả thi sĩ Bàng Bá Lân và nhạc sĩ Phạm Duy.

Thạch Lam vướng bệnh lao rồi qua đời, có lẽ do làm việc quá độ vì phải đảm đương quá nhiều công việc khi các anh trai phải né tránh Pháp, từ viết văn, viết báo, trông nom nhà in đến biên tập tuần báo Phong Hóa, nắm chủ bút tờ Ngày Nay, những tờ báo đều bị Pháp đình bản về sau.

Thạch Lam không dấn thân vào con đường chính trị, bài xích Pháp mạnh mẽ như các anh trai. Dù vậy ngòi bút của ông vẫn mang khuynh hướng xã hội, có cảm thông chân thành với người nghèo khó, lam lũ. Có lẽ một phần vì cảnh nhà thanh bạch, thiếu thốn nên ông cảm thông hơn với họ. Vài chục năm sau, đọc lại tuyên ngôn văn chương của Thạch Lam, vẫn đáng để suy nghĩ. Ông viết, “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Sau khi thân phụ mất, mẹ con bà được bà Nội rước về Cẩm Giàng, cách Hà Nội vài chục cây số, đùm bọc cho đến khi tản cư chạy giặc Tây. Bà Nội là người được bà ghi ơn là nếu không có cụ, có thể bà đã trở thành một nữ cán bộ Việt Minh và các em trai bà có thể đi bộ đội rồi vùi thây nơi chốn rừng thiêng nước độc nào đó.

Bởi bà và người dân Cẩm Giàng, trước lúc tản cư, bỗng bất ngờ một ngày, từng phải sống cùng với nhóm người “đeo súng trên vai, vừa đi vừa hô to những khẩu hiệu “Đả đảo Việt gian bán nước! Đả đảo! Đả đảo cường hào ác bá!” đi lùng bắt quan huyện và công chức, còn dân tình  thì “nơm nớp sợ hãi, thì thầm bàn tán, không biết tốt xấu ra sao với nhóm người gọi là Việt Minh này và tự hỏi Việt Minh là ai vậy?” (trích Tháng Ngày Qua).

Bà kể là bà trở thành “thiếu nhi Việt Minh”, cũng học hát, học diễn kịch, được giao “công tác” đi thu gạo, đi vận động quyên góp trong “Tuần lễ vàng”, một chiến dịch mà Việt Minh phát động quyên góp vàng  bạc quy mô trong dân chúng, ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945.

Từ một gia đình hàng khá giả, có ruộng vườn khi được bà Nội cưu mang, chiến tranh đã tàn phá tất cả, bà phải sống những ngày rất cực khổ khi tản cư kể trên. Hồi cư, mẹ con bà không còn ở chung với bà Nội vì trang trại đã bị Việt Minh đốt theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến, còn bà Nội thì về sống với người bác Cả. Mẹ con bà sống tạm với người cô ruột, chị của Thạch Lam, cũng là một gia đình nghèo và đông con mà cũng chẳng chứa được cả nhà bà lâu. Người thân bên cha cũng chẳng giúp đỡ được gì, đứa con gái mồ côi cha chớm tuổi dậy thì bị gởi đến người bà con xa để phụ việc cho một hiệu thuốc lào, sự thực là để có nơi ăn chốn ở và đỡ được một miệng cơm. Bà kể đó là những ngày rất cô đơn và buồn tủi vì xa mẹ, xa các em, buồn hơn cả thời gian tản cư nhọc nhằn.

Bà viết trong hồi ức rằng, “Hồi cư về thành nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo”.

Chính cái nghèo đó đã đẩy tuổi thơ của bà sang một ngã rẽ của định mệnh. Bà bị tảo hôn năm chưa đầy 16 tuổi. Gia đình sắp đặt để bà lấy một người đàn ông hơn bà 13 tuổi, với lý do còn xoáy sâu vào đáy lòng bà, “cháu không lấy nó thì ai nuôi cháu”.

Dallas 5/2024

Đinh Yên Thảo

ĐYT


Phu nhân một vị Tướng (2) | Đinh Yên Thảo

 

Phu nhân một vị Tướng (2)

Đinh Yên Thảo

“Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao” (Nguyễn Du). Cuộc đời vô lường, có ai biết chắc những trang đời được mất của ngày mai?

Người chồng mất sớm, bà đi thêm bước nữa. Người thiếu phụ Bắc di cư còn son trẻ được vị Trung Úy Dù tác chiến xứ Bến Tre muốn bảo bọc, rồi họ lấy nhau khi ông được thăng cấp Đại Úy. Bà đâu ngờ ông sẽ trở thành một vị tướng cao cấp trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong trang mở đầu cuốn hồi ký Tháng Ngày Qua của bà Nguyễn Tường Nhung, ở giữa hai hàng chữ, “Kính dâng hương hồn Bà Nội và Bố Mẹ” cùng “Để thương mến tặng các con, cháu và chắt, nội ngoại” là hàng chữ đầy trìu mến dành cho cố Trung tướng Ngô Quang Trưởng rằng, “Để tưởng nhớ đến Anh, một đời bên nhau”.

Đọc hồi ký, tôi cảm nhận được mối tình của ông bà rất đẹp, chan chứa yêu thương và nghĩa tình của một đời bên nhau. Có khắc khoải, mất mát trong thời chiến, nổi trôi theo vận nước rồi ly lạc nơi xứ người. Nhưng những thăng trầm, nước mắt chẳng lấy mất sự lãng mạn, mặn nồng họ dành cho nhau, bù đắp tuổi thơ giông tố của bà.

Tôi xúc động lẫn ngạc nhiên đến bất ngờ khi đọc được thủ bút một vị tư lệnh chiến trường hiên ngang, cứng rắn của một thời vào sanh ra tử, vẻ ngoài khắc khổ và nghiêm nghị, lại dịu dàng viết cho vợ những lời ngọt ngào đến thế này.

“Em yêu! Đây là những cánh hoa sau cùng còn lại trong vườn tình yêu của chúng mình. Anh hái tặng em yêu để quên những giờ nhọc nhằn trong cuộc sống mà cũng để chứng tỏ một tình thương đậm đà nhất trên trần gian này mà anh đã dành cho em yêu” (Ngô Quang Trưởng).

Vị tư lệnh vùng

Là sĩ quan tác chiến can đảm và có tài, cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng được thăng cấp khá nhanh trong cuộc đời binh ngũ của ông. Tốt nghiệp tú tài Pháp, ông nhập ngũ năm 1953. Năm 1954, ông mãn khóa 4 Cương Quyết tại Trung tâm huấn luyện Sĩ Quan Thủ Đức. Về Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu Úy thì đến năm 1966, ông đã được thăng cấp Đại Tá Tư lệnh Phó Sư đoàn Nhảy dù rồi Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh và đến năm 1971, được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm.

Tham gia vào trung tâm quân sử Hoa Kỳ sau khi tị nạn tại Mỹ, trong cuốn sách về mùa Hè đỏ lửa 1972 vào năm 1977, cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng viết về những người lính VNCH rằng, “Người lính miền Nam Việt Nam bình thường, lớn lên trong chiến tranh, không chỉ gan dạ và cống hiến cho chính nghĩa mà anh ta đã chiến đấu mà còn luôn kiêu hãnh về binh nghiệp của mình và tràn ngập lòng yêu thương gia đình, đồng đội và người dân” (The Easter Offensive of 1972).

Cũng có thể xem những lời nói trên dành cho chính ông một cách khiêm cung. Bởi trong cuốn sách “Cuộc chiến 25 năm” (The 25-Year War), Đại tướng Bruce Palmer, là Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến trong chiến tranh Việt Nam và từng là quyền Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ, đã nhận xét về tướng Trưởng rằng, “ông là một sĩ quan chỉ huy tác chiến cang cường, dày dặn kinh nghiệm và có lẽ là sĩ quan chỉ huy chiến trường giỏi nhất tại miền Nam Việt Nam”.

Chưa tròn một năm sau khi mãn khóa huấn luyện, ông đã bị thương trong trận đánh với quân Bình Xuyên tại Sài Gòn. Những chiến công liên tục của ông đã giúp cho ông thăng cấp khá nhanh như nói trên. Từ năm 1970-1972, ông là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và được điều ra Huế làm Tư Lệnh Quân Đoàn 1 nhằm tái chiếm cổ thành Quảng Trị trong mùa Hè đỏ lửa 1972 cho đến năm 1975.

Bà Nguyễn Tường Nhung kể rằng, năm 1966 khi bay ra phi trường Phú Bài, lúc này chỉ trên dưới 30 tuổi, bà chưa quen hai chữ “phu nhân” khi có người ra đón và chào nên còn ngường ngượng. Biết ông khi còn là một Trung Úy Dù, cái danh vị “phu nhân” của bà được đánh đổi bằng những lo âu hồi hộp mỗi khi ông hành quân, phải đưa con cái theo ông ra những vùng chiến thuật ông được giao nhiệm vụ.

Những ngày mới lấy nhau, ông hành quân, đánh trận vài ba tuần mới về, ở nhà bà hay những người vợ lính chỉ biết cầu nguyện cho chồng được bình yên trở về. Bà viết trong hồi ký những ngày ông còn là Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù rằng, “Anh tham gia trận chiến nhiều hơn làm việc ở văn phòng. Mỗi lần đi hai tới ba tuần mới trở lại đơn vị… Người lính trận rất ít khi được ở gần gia đình vợ con, mà người vợ luôn sống trong sự lo âu hồi hộp. Mỗi lần chồng ra đi lại lo sợ không biết có trở về hay gục ngã ngoài trận tuyến…” (Tháng Ngày Qua). Có lẽ đó là tâm trạng chung của những người vợ lính.

Nhưng sự nguy hiểm đó không chỉ đến với người lính trận mà cả vợ con họ, những người theo chồng là cấp chỉ huy được điều đến nơi nhậm sở. Năm 1968, bà là người đã sống qua cái Tết Mậu Thân khốc liệt tại Huế. Lúc này ông đã lên tướng và là Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh. Khi Việt cộng bắt đầu tấn công Huế, bà kể rằng ông còn ở trong trại và tư dinh của ông bà bị bao vây, may mắn trốn thoát được tới An Cựu.

Bà theo ông ra Huế rồi về Cần Thơ, rồi lại ngược ra Huế, Huế trở thành vùng đất nhiều kỷ niệm và gắn bó với bà. Bà kể rằng Huế là nơi con út của bà chào đời, đi sinh bằng trực thăng và được bác sĩ quân y Mỹ đỡ đẻ ngay trong lều bạt nhà binh của trại đóng quân của Mỹ. Tướng Trưởng đã đặt tên con là Ngô Trị-Thiên nhằm ghi dấu thời gian trấn giữ hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.

Dallas 5/2024

Đinh Yên Thảo

ĐYT 

 

Phu nhân một vị Tướng (3) | Đinh Yên Thảo

 


Phu nhân một vị Tướng (3)

Đinh Yên Thảo


Không chỉ là tướng tài, Trung tướng Ngô Quang Trưởng còn được đánh giá là vị sĩ quan liêm chính, thanh bạch. Hồi ức của bà Nguyễn Tường Nhung đã cho thấy điều này qua từng giai đoạn cuộc đời. Lấy nhau vài năm, khi ông được điều về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn đóng ở Sài Gòn, hai vợ chồng bà dọn về ở chung với mẹ chồng, phần thì ông là con út trong nhà và phần khác là đỡ phải thuê nhà, hành lý chỉ chất vừa chiếc xe Jeep. Bạn rủ đi học cơm Tây, làm bánh mà ngần ngại vì lương ông chỉ có 35 ngàn mỗi tháng trong khi tiền theo học một khóa đến 15 ngàn, nhờ mẹ chồng cho tiền bà mới học được.

Khi được điều ra Huế lần đầu làm Tư Lệnh Sư Đoàn mà nhà ông bà không có tủ lạnh, người bạn thân từ Sài Gòn ra chơi thấy không có mới gởi tặng cái tủ lạnh. Bà kể mời khách đến nhà thì tự bà xuống bếp làm món Bắc, cơm Tây đãi khách, bình dị, thân thiện, các phu nhân thuộc cấp bảo bà không như vài “phu nhân” cấp tướng khác. Ở đoạn khác, khi kể chuyện ăn uống chi tiêu trong gia đình, số tiền đưa cho người đầu bếp của gia đình lo bữa ăn cũng được cân nhắc để chi tiêu vừa đủ.

Ở đoạn khác, bà còn kể về những ngày ông làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, bà tiếp một phái đoàn từ Sài Gòn xuống đi dự lễ Bà Chúa Xứ, ông tỏ vẻ không vui khi nghe bà kể có đoàn xe quân cảnh hú còi mở đường. Hoặc ông bị những người thân hay bà con trách móc vì có người thân làm lớn nhưng lại không nhờ vả gì được.

Chính một người thân yêu của bà đã tử trận khi còn rất trẻ khiến bà cũng thoáng thầm trách chồng đã không giúp được gì khi đã lên tướng. Bởi ông thường bảo với bà rằng, ai cũng có mẹ cha, có thân nhân, cũng đau xót như nhau, nếu ai cũng lo cho con cháu về hậu cứ trốn tránh trận mạc thì còn ai chiến đấu, hy sinh cho quốc gia.

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, từ nhã ý của bà Theresa Tull, Phó Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng giúp mang các con ông bà thoát khỏi Việt Nam về Mỹ theo bà, các con bà được theo bà Tull sang Mỹ còn bà ở lại, đợi tin chồng. Rồi bà cũng được sắp xếp di tản sang đảo Guam trong những ngày cận khi Sài Gòn thất thủ, trong khi vẫn bặt tăm tin tức của ông.

Theo hồi ký, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là người kể công với bà tại đảo Guam là đã đưa ông ra Đệ Thất Hạm Đội khi tướng Ngô Quang Trưởng dự định bay xuống Vùng IV gặp Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Vùng để cùng bàn việc giữ lại Vùng IV chiến thuật. Tướng Nguyễn Khoa Nam tự sát, xem như Vùng IV không còn người chỉ huy, ông đành di tản cùng tướng Nguyễn Cao Kỳ (tự lái trực thăng) ra USS Midway.

Ông bà ra đi tay trắng mang theo nỗi ngậm ngùi của một bại tướng không giữ được thành, từng đắn đo với ý định tự vẫn trên bãi biển Đà Nẵng trước khi Đà Nẵng thất thủ.

Đó là lý do những tháng năm đầu tiên trên xứ người, gia đình Tướng Ngô Quang Trưởng đã sống khá vất vả và ngoài vài năm viết lại các kinh nghiệm chiến trường cho Cục Quân Sử của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ông đã sống rất lặng lẽ đến cuối đời.

Lưu vong và trở về Đất Mẹ

Từ đảo Guam, gia đình cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng được đưa sang Mỹ như những người di tản khác. Đến trại Fort Chaffee, sau đôi tháng, gia đình ông được Trung tướng John Cushman, Chỉ huy trưởng trường huấn luyện sĩ quan tham mưu Fort Leavenworth tại Kansas, từng là cố vấn cho tướng Trưởng tại Việt Nam, bảo trợ về nhà.

Trước khi bắt đầu cuộc sống của gia đình tướng Trưởng trên xứ người, hãy bắt đầu bằng câu chuyện khá thú vị về đời sống các vị tướng Mỹ đương nhiệm.

Theo bà Nguyễn Tường Nhung kể lại, dù được ông bà tướng Cushman đối xử tử tế và thân tình, nhưng các bữa ăn thường khá đạm bạc như bất cứ gia đình bình dân nào, chỉ cereal với sữa buổi sáng, trưa ăn hot dog hay pizza và tối ăn dăm món ăn đơn giản, có thứ bà chưa quen nên nhịn đói và khá tủi thân. Đến khi Đại tướng Richard Stilwell, cấp phó của tướng Westmoreland trong chiến tranh Việt Nam ghé thăm vì cũng quen biết ông bà bên Việt Nam thì ông bà Trung tướng Cushman cũng dọn dĩa cà-ri gà với dĩa salad nhỏ cùng bánh mì sandwich, bà Nhung mới hiểu đời sống các vị tướng Mỹ thanh bạch và đơn giản như vậy.

Chính vì vậy mà các vị tướng cũng không giao du nhiều với thế giới dân sự để có thể tìm việc thích hợp hay gởi gắm tướng Trưởng. Cuối cùng tướng Cushman cũng tìm được việc cho cha con tướng Trưởng: tới nông trại học và làm nghề nông. Từ một Trung tướng tư lệnh điều binh khiển tướng cả vạn binh sĩ, tướng Trưởng ngày ngày ra ruộng làm việc và tối về nhà lấm lem, mỏi mệt. Liệu có ai có thể nghĩ mình đã vất vả và kém may mắn hơn thế trong những ngày đầu tiên trên xứ người?

Dallas 5/2024

Đinh Yên Thảo

ĐYT

Phu nhân một vị Tướng (4) | Đinh Yên Thảo

 
Phu nhân một vị Tướng (4)

Đinh Yên Thảo

Bà Nhung viết riêng cả một tùy bút với tựa đề “Cái ấm đun nước bằng điện” để kể về những tháng ngày đầu tiên như trên tại Mỹ. Lý do cái ấm điện còn trong ký ức của bà gần nửa thế kỷ là, nhờ vợ của một đại tá Mỹ là người Việt Nam cho cái ấm nước điện tí xíu và chưa tân kỳ như hiện nay, mỗi lần chỉ đủ nấu một gói mì, mà cả nhà bà được bữa ăn “Việt” ngon và nhớ suốt đời.

May mắn cho ông bà là sau một thời gian, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã mời ông tham gia viết về kinh nghiệm của quân đội VNCH cho trung tâm quân sử tại Virginia. Đây cũng là tiểu bang mà tướng Trưởng đã sống cho đến cuối đời và bà Nguyễn Tường Nhung hiện vẫn đang an hưởng tuổi già cùng con gái và các cháu tại đây.

Đến Mỹ tay trắng nên khi gia đình tướng Trưởng dọn sang Virginia nhận việc, các tướng tá Mỹ quen biết đã gom góp tặng cho ông bà được năm ngàn đô để làm chi phí bước đầu.

Về Virginia mướn chung cư, ông đi làm với mức lương một ngàn mỗi tháng, tức khoảng gần sáu ngàn đô la theo thời giá hiện nay và mỗi tối vào đại học cộng đồng để học thêm. Còn bà đi học tóc theo những người quen đã sang Virginia trước gợi ý, vì trong số đó cũng có vợ của các cấp tướng, tá VNCH cùng đi học. Học đủ hai ngàn giờ, bà Nhung trở thành một thợ cắt tóc với mức bao lương $75 một tuần.

Làm vài năm có đủ kinh nghiệm, bà nghe lời khuyên vài người bạn và gom góp vay mượn, sang một tiệm tóc nho nhỏ có hai thợ. Làm mấy năm vẫn không khá lại bận rộn suốt tuần, bà sang tiệm rồi lại đi làm thợ cho người khác. Cũng gặp khách khó tính hay có chuyện đụng chạm, thợ tranh giành khách. Tưởng tượng phu nhân một vị tướng cấp cao một thời và xuất thân từ một gia thế tiếng tăm, từng được Tổng thống  Park Chung Hee của Nam Hàn thết đãi quốc yến khi bà theo tướng Trưởng dẫn đầu phái đoàn tướng tá VNCH công du sang Hán Thành vào năm 1974, rồi phải trải qua cuộc đổi đời dâu bể, buộc phải mưu sinh như bất cứ người tị nạn nào. Những vị tướng tá tác chiến làm gì có và mang theo cả va-ly tiền vàng như dăm người nghĩ.

Về phần tướng Trưởng cũng chẳng khá hơn. Việc làm ở trung tâm quân sử Hoa Kỳ cũng không kéo dài, viết xong kinh nghiệm chiến trường là hết việc. Vậy là tướng Trưởng phải tìm việc làm mới. Kiếm việc thì trung tâm việc làm giới thiệu làm công việc đếm xe tại ngã ba đường. Cũng chỉ được thời gian ngắn. Rồi qua lời giới thiệu của một vị tướng Mỹ khác, ông đi làm vườn, chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh. Nhưng rốt lại chủ vườn bảo ông cũng không thích hợp với công việc vì phải cần khuân vác nặng nề.

Cuối cùng ông đi học nghề, học về điện toán ngắn hạn được trả lương qua chương trình giúp đỡ cho người tị nạn. Học xong, ông tìm được việc làm với hãng đường sắt chính phủ trong Washington DC. Ngày ngày ông đón xe bus đi làm, làm một công chức bình thường cho đến tuổi nghỉ hưu.

Chắc những đồng nghiệp người Mỹ của ông không biết rằng người nhân viên Á Đông nhỏ con này từng là một vị tư lệnh lừng lẫy, là tác giả 3 cuốn sách về chiến tranh được Bộ Quốc Phòng lưu trữ và hiện có bán trên Amazon là “The Easter Offensive of 1972 (1983), “The Territorial Forces (1984) và “RVNAF and US Operational Cooperation and Coordination” (1984) về trận chiến tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, về các lực lượng quân sự hay việc phối hợp tác chiến giữa quân đội VNCH và lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Về hưu, con cái đã lớn, ăn học xong, ông bà bắt đầu thảnh thơi hơn, có dịp cùng nhau đi du lịch đó đây như đời sống người hưu trí bình thường khác. Bà sang Pháp, Anh rồi vài nước Châu Âu. Bà kể khi sang Anh, ông bà có gặp cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, lúc Tổng thống Thiệu còn sống tại London, được ông mời và chở ra phố Tàu ăn tối.

Nhưng. Chữ “nhưng” bất toàn và vô lường có thể đến với bất cứ ai và lúc nào.

Tướng Trưởng bị chẩn đoán ung thư phổi. Bác sĩ bảo bệnh đã ở giai đoạn 3 và ông chỉ còn 6 tháng cuối cùng. Ông bình thản đón nhận hung tin và từ chối chữa trị. Vậy mà sự chăm sóc và yêu thương của bà Nguyễn Tường Nhung cùng người thân gia đình đã giúp ông sống thêm được 2 năm, trước khi qua đời vào đầu năm 2007 ở tuổi 77.


Ông để lại di huấn cho các con không báo tin và không làm tang lễ sau khi mất. Dù sau đó các đồng đội xưa và gia đình có tổ chức tang lễ cho ông vì không thể để ông ra đi quá lặng lẽ, như ông đã chọn suốt những năm tháng trên xứ người. “Bại binh chi tướng bất khả ngôn dũng”, bại tướng không thể nói mình là dũng. Có lẽ đó là lý do cho chọn lựa đầy tự trọng của ông.

Tro cốt của ông mang về rải trên đèo Hải Vân, vùng đất mà biết bao người lính, kể cả những người lính Mỹ, những đồng đội của ông đã ngã xuống trong cuộc chiến tương tàn mà một thời ông đã sống và chiến đấu cho lý tưởng của mình. Và mang theo nỗi lòng, có thể cả sự dằn vặt đã không bảo vệ được quê hương. Nhưng có là tướng, cuối cùng thì ông cũng chỉ là một quân nhân đã cống hiến cho quốc gia bằng danh dự và trách nhiệm, đâu có quyền quyết định về một cuộc chiến đã có sự dàn xếp chung cuộc.

Gấp lại cuốn hồi ức “Tháng Ngày Qua” của bà Nguyễn Tường Nhung mà tôi đã giở tìm đọc lại dăm trang không ít lần, mỗi đoạn mang cho tôi những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau. Cuộc đời mỗi người ai chẳng có những thăng trầm, thách đố nhưng sự thay đổi quá cách biệt và quá nghiệt ngã ở một số người, như gia đình cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng kham được và đủ nghị lực vượt lên số phận cũng giúp tôi chiêm nghiệm hơn về đời sống.

Tôi vẫn thích đọc những đoạn bà kể về hoa, về tường vi, bằng lăng tím hay những mùa sim tím miền Trung, về những mùa ve sầu gọi tình trên xứ người, những ngày sinh nhật hay mùa lễ Tạ Ơn đáng nhớ của bà, trong đó ghi lại kỷ niệm lúc thiếu thời hay với ông. Tôi nghĩ lòng phải thật bình yên sau những đổi thay đầy khắc nghiệt đó mới cảm nhận và hồi tưởng lại những điều nho nhỏ hiện hữu giữa thiên nhiên đất trời như vậy. Có lẽ vậy mà phần viết cuối cùng của bà là “Lòng chợt bình yên”, viết về những tháng ngày bình yên hiện nay.

Còn cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng, tro cốt ông được quy về cố quận và rải xuống biển từ một con dốc nào đó trên đỉnh đèo Hải Vân chập chùng mây nước. Người con kiêu hùng của quê hương cuối cùng đã về với đất Mẹ. Về để nghe tiếng gió lộng giữa đèo cao hay bềnh bồng trong tiếng sóng biển vỗ bờ.

“Mờ trong bóng chiều, một đoàn quân thấp thoáng, núi cây rừng…”. Tiếng gió rừng lao xao những tàn lá. Chiều đã buông. Một cánh chim xoải cánh bay vào màn đêm. Không còn để lại vệt gì.

Dallas 5/2024

Đinh Yên Thảo

ĐYT


Saturday, June 8, 2024

Ngày nay cuộc chiến đã đi qua nhưng lớp bụi thời gian không thể phủ mờ #...


Lễ Vinh Danh Ngày Quân Lực VNCH 19/6 & Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2017 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Friday, June 7, 2024

Cụ Phạm Hồng Phúc - Nhân chứng sống nói về 70 NĂM QUỐC NHỤC CHIA ĐÔI ĐẤT...


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi nói chuyện của nhân chứng sống lịch sử ông Phạm Hồng Phúc 97 tuổi, Hội Trưởng Hội Bắc Kỳ Di Cư Hải Ngoại với Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; nói về “70 năm Quốc Nhục chia đôi đất nước” vào chiều ngày 7 tháng 6 năm 2024 tại một địa điểm thuộc thành phố Fountain Valley, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Nhân chứng sống nói về 70 NĂM QUỐC NHỤC CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi nói chuyện của Giáo sư Dương Đại Hải và ông Phạm Hồng Phúc 97 tuổi, Hội Trưởng Hội Bắc Kỳ Di Cư Hải Ngoại với Nhà báo Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; nói về “70 năm Quốc Nhục chia đôi đất nước” vào chiều ngày 7 tháng 6 năm 2024 tại một địa điểm thuộc thành phố Fountain Valley, miền Nam California, Hoa Kỳ.  

Giáo sư Dương Đại Hải mời đồng hương tham dự Ngày Lễ Kỷ Niệm 70 Năm Quốc...


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi nói chuyện của Giáo sư Dương Đại Hải với Nhà báo Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; nói về “70 năm Quốc Nhục chia đôi đất nước” vào chiều ngày 7 tháng 6 năm 2024 tại một địa điểm thuộc thành phố Fountain Valley, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Phát Biểu của DEREK TRẦN Ứng Cử Viên Quốc Hội Địa Hạt 45


Little Saigon (VanHoaNBLV1) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần phát biểu của Luật sư Derek Trần, Ứng cử viên Quốc hội Địa hạt 45 nhân dịp ông đến tham dự buổi Lễ Chào Cờ đầu tháng vào sáng Thứ Bảy ngày 1 tháng 6 năm 2024 trước tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Thursday, June 6, 2024

Tấm gương chiến đấu và sự hy sinh của họ là tấm lòng son gởi lại cho dân...


Lễ Vinh Danh Ngày Quân Lực VNCH 19/6 & Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2017 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Wednesday, June 5, 2024

Các anh là những người vĩ đại nhờ hồn thiêng sông núi tạo nên VN anh hùn...


Lễ Vinh Danh Ngày Quân Lực VNCH 19/6 & Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2017 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Đứng lên gương cao ngọn cờ vàng viết thành khúc quân hành bất diệt #shorts


Lễ Vinh Danh Ngày Quân Lực VNCH 19/6 & Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2017 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Qúy vị biểu tượng của sức mạnh, của ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cườn...


Lễ Vinh Danh Ngày Quân Lực VNCH 19/6 & Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 1975 vào sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 6 năm 2017 tại Khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, 14180 All American Way, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ. 

Tuesday, June 4, 2024

Tiền Bạc Bạc Tiền – Hồ Biểu Chánh, Phần 2 | Diễn Đọc: Tạ Phong Tần


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần diễn đọc của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; về truyện “Tiền Bạc Bạc Tiền, Phần 2” của nhà văn Hồ Biểu Chánh, sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Phần diễn đọc của nhà báo Tạ Phong Tần được thực hiện vào chiều ngày 3 tháng 6 năm 2024 tại một địa điểm thuộc Thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Monday, June 3, 2024

Tiền Bạc Bạc Tiền – Hồ Biểu Chánh, Phần 1 | Diễn Đọc: Tạ Phong Tần


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần diễn đọc của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; về truyện “Tiền Bạc Bạc Tiền, Phần 1” của nhà văn Hồ Biểu Chánh, sinh năm 1884 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc ấp Thành Nhứt, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông là một viên chức dưới thời Pháp thuộc và làm quan đến chức Đốc phủ sứ. Ông mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định; thọ 73 tuổi. Lăng mộ ông hiện nay được đặt ở đường Thống Nhất, phường 11 quận Gò Vấp.

Phần diễn đọc của nhà báo Tạ Phong Tần được thực hiện vào chiều ngày 3 tháng 6 năm 2024 tại một địa điểm thuộc Thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Sunday, June 2, 2024

Trong lịch sử người thua không hẳn là người dỡ và người thắng không hẳn ...


Phát biểu của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý vào chiều ngày 30 tháng 9 năm 2017 nhân dịp chị đến tham dự buổi lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.


Tôi không cần phải tô vẽ ra đây các bạn cũng đã biết Trung Tướng Nguyễn ...


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Nếu là một Tổng Thống nhu nhược miền Nam VN đã bị CS chiếm mất vào cuối ...


Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, vị Nguyên Thủ Quốc Gia kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH Lần Thứ 16 vào chiều ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 năm 2017 tại tượng đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Số 14180 All American Way, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

YouTuber tân thời đại? #short


Lễ Chào Cờ đầu tháng vào sáng Thứ Bảy ngày 1 tháng 6 năm 2024 trước tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

Saturday, June 1, 2024

Kèn Truy Điệu Trong Ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong Tại Nghĩa Trang Quân Đội ...


Lễ tưởng niệm và cắm cờ Việt-Mỹ trên phần mộ các Quân-cán-chính VNCH tại Nghĩa trang Quân đội VNCH (Vietnamese Veteran Cemetery) vào sáng Thứ Hai ngày 27 tháng 5 (Memorial Day) 2024 tại Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave Westminster, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Bao oan khiên đang về đây hú với gió là hồn người Nam nhớ thù #short


Lễ tưởng niệm và cắm cờ Việt-Mỹ trên phần mộ các Quân-cán-chính VNCH tại Nghĩa trang Quân đội VNCH (Vietnamese Veteran Cemetery) vào sáng Thứ Hai ngày 27 tháng 5 (Memorial Day) 2024 tại Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave Westminster, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.