Wednesday, December 29, 2021

TIẾP THEO VỤ BÉ BẠO HÀNH: NHÂN TÌNH VÀ BỐ ĐẺ PHẠM TỘI GÌ?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc " Tiếp theo vụ bé bị bạo hành: nhân tình và bố đẻ phạm tội gì?” vào chiều ngày 29 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Monday, December 27, 2021

THẤY GÌ QUA VỤ BÉ 8 TUỔI BỊ BẠO HÀNH CHẾT? AI VI PHẠM? XỬ LÝ THẾ NÀO?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc " Thấy gì qua vụ bé 8 tuổi bị bạo hành chết? Ai vi phạm? Xử lý thế nào?” vào chiều ngày 27 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

KHÔNG RIÊNG BÓNG ĐÁ, ĐÔNG LÀO THUA THÁI TOÀN DIỆN


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc "Không riêng bóng đá, Đông Lào thua Thái toàn diện” vào chiều ngày 27 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Friday, December 24, 2021

SYDNEY – NHỮNG ĐIỀU KỲ THÚ: BLUE MOUNTAINS & THREE SISTERS


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại bằng video phóng sự về chuyến viếng thăm Blue Mountains và Three Sisters vào cuối năm 2017.

Blue Mountains nằm cách Trung tâm Thương mại Sydney 50 km (31 mi), một phần của Great Dividing Range, phía đông New South Wales, Australia, thuộc Công viên Quốc gia Úc. Blue Mountains được xếp hạng Di sản Thế giới, quê hương của Ba Chị em nổi tiếng ở Katoomba.

Three Sisters được hình thành do xói mòn đất cách đây khoảng 200 triệu năm trong kỷ Trias khi đá sa thạch của Blue Mountains bị xói mòn theo thời gian bởi gió, mưa và sông ngòi, khiến các vách đá xung quanh Thung lũng Jamison dần bị phá vỡ. Núi lửa đã phun trào xuyên qua các lớp than đá, sa thạch và đá phiến sét, hình thành nên các rặng núi và hình dạng của Ba chị em.


Thursday, December 23, 2021

TRẦN NGUYÊN THAO – VIỆT NAM “DẠO ĐÀN” IN TIỀN CỨU NGÂN SÁCH

 


                        Việt Nam “dạo đàn”

IN TIỀN CỨU NGÂN SÁCH

 

Trn nguyên Thao

 

CSVN muốn thúc đẩy doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất trong lúc dịch CoVid-19 đang lây lan với số lượng mỗi ngày tương đương thời gian lây nhiễm cao nhất. Về phía Nhà Nước vẫn “tảng lờ” đề nghị của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) xin hỗ trợ 250 ngàn tỷ đồng từ cuối tháng 9-2021. Gần 9 tháng nay xoay mãi chẳng ra tiền, vay nợ không xong. Đến giữa tháng 12 báo Nhà Nước chuẩn bị dư luận bằng đề nghị của giới chuyên gia “gà nhà” nhằm chuẩn bị cho csVN đưa ra “thủ thuật chính trị” qua giải pháp “Nới lỏng định lượng - Quantitative Easing (QE)”- Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) sẽ in thêm tiền để mua Trái Phiếu Chính Phủ (TPCP) cứu Ngân sách.

Tình hình lây nhiễm CoVid vào những ngày cuối năm tại Việt Nam vẫn tăng cao, số ca mới nhiễm CoVid đã lên đến 16.093 người trong ngày 19-12. Các Tỉnh có nhiều khu kỹ nghệ ở Miền Nam và Khánh Hòa (Miền Trung) vẫn là những nơi lây nhiễm cao nhất. Kể từ khi dịch bùng phát từ đầu 2020 đến nay, Việt Nam chỉ tính con số thống kê được, cũng lên đến 1.534.066 người lây bệnh. Do lương quá thấp trong lúc công việc quá nhiều lại nguy hiểm, Bác sỹ và cán bộ Y Tế các loại xin nghỉ việc cao hơn năm ngoái khoảng 40%.

Hiện nhu cầu tiêu thụ trong nước rất yếu kém, ngay cả dịch vụ ẩm thực hàng ngày cũng hoạt động cầm chừng . . . do dân chúng giảm thu nhập, thất nghiệp cao. Nguyên liệu nhập cảng dùng trong sản xuất với giá thành cao mới. Hệ thống bến bãi, kho lẫm trong tình trạng đình đốn . . . Có đến 60% công ty FDI và 50% công ty trong nước không tìm được công nhân có tay nghề thích hợp. Nhiều công ty trong nước đang hoạt động với 10%-20% số nhân công còn lại. Hàng hóa sản xuất ra chẳng những khó tiêu thụ trong nước mà còn khó cạnh tranh, vì doanh nghiệp các nước lân bang được Chính Phủ nước họ yểm trợ mạnh mẽ từ 8 tháng trước.

Tỷ lệ hàng tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1%, trong khi cùng kỳ năm 2020 đã là 75,6%. [1]

Tạp chí Tài Chánh xác định, mới tính đến cuối tháng 10-2021, trung bình mỗi tháng có gần 10 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường sản xuất, [2] chia ra số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 48,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; 35 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 15,7%; 13,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,8%.

Cuối tháng 9-2021, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nói doanh nghiệp sẽ sụp đổ nếu không được hỗ trợ và tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Lúc đó, căn cứ vào GDP sửa đổi lên 25% năm 2020 của Việt Nam là gần 6,3 triệu tỷ, VCCI xin Chính phủ hỗ trợ 250.000 tỷ đồng, tương đương 4% GDP. Đến cuối năm 2021, Doanh nghiệp lên tiếng xin Chính Phủ hỗ trợ sản xuất ngay từ đầu năm 2022, thời gian còn có mấy ngày nữa là sang năm mới, phía Chính Phủ vẫn “im lặng”.

Từ tháng Tư đến nay, cả nước rối lên không biết xoay đâu ra tiền, Khối Kinh Tế, Tài Chánh thì bất đồng về các đề nghị ngân khoản phục hồi Kinh Tế: Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư (KH&ĐT) thì đưa ra con số 800 ngàn tỷ; Bộ Tài Chánh đề nghị từ 10.000 đến 20.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp ở một số ngành nghề nhất định, và một số công trình trọng điểm. Về nguồn tiền, Bộ Tài Chánh đề nghị phát hành công trái hoặc là trái phiếu bằng ngoại tệ trong nước.[3]

Tháng trước báo Nhà Nước tung ra chiến dịch đòi nới rộng trần nợ công thêm nữa để mượn thêm nợ có vẻ không thành công. Do các chủ nợ nhìn thấy csVN từ năm ngoái đã phải trả nợ gốc và lãi lến đến 27,3% trong khi mức giới hạn chỉ đến 25% trên số thu Ngân sách của các nước “con nợ”.

Khi nhìn thấy Ngân Sách cạn kiệt, việc chia chác trở nên quá lộ liễu, không còn “ngon ăn” như cũ thì 15 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương xin trả lại kế hoạch đầu tư vốn Ngân Sách Trung Ương năm 2021. Cho nên 8 tháng năm 2021 đạt 244,9 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư, bằng 51,1% kế hoạch năm và giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2021, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn Ngân Sách Nhà Nước giảm 7,1% so với tháng 7/2021, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình huống này là “hết thuốc chữa”. Bình thường các quốc gia gặp tình trạng dân chúng thất nghiệp cao, mọi cơ quan chính phủ đều chung lưng thúc đẩy các dự án công, đăc biệt xây dựng hạ tầng cơ sở tạo ra công ăn việc làm cho người dân của mình. Còn csVN lại phá nát đầu tư công từ nhiều năm trước, như mô tả ở trên và trong bài https://vanhoimoi.org/?p=10250

Tiến sỹ Phạm quý Thọ, người trong cuộc nhận xét, sau hơn một thập kỷ “ngăn chặn, đẩy lùi” suy thoái bộ máy lãnh đạo qua chiến dịch chống quan chức tham nhũng không những chưa mang lại kết quả như mong muốn, mà còn đang gây hiệu ứng phụ như hiện tượng “ngủ đông” của bộ máy, “trên bảo dưới không nghe”… thậm chí có biểu hiện “né tránh” công vụ khá tinh vi.

Trong thực tế, csVN vẫn để cho đảng viên tiếp tục tham nhũng miễn là khéo chia chác, che đậy. Trong các vụ án lớn gần đây, rất ít vụ mang tội tham nhũng, mà chỉ là "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Vì thế việc csVN đưa ra chỉ thị mới hôm 18-11 vừa qua sẽ nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng lên trên 60% chỉ là để mỵ dân. Trên nguyên tắc pháp lý, nếu không có người bị kết án tham nhũng thì làm sao thu hồi được tài sản. Hơn nữa những khoản tiền hàng trăm triệu Mỹ Kim của cán bộ tham nhũng từ trước, được che đậy ở ngoại quốc dưới các dạng tài sản khác nhau thì “vô kế khả thi” để biên kê, phong tỏa.

Trường hợp Ngân sách csVN mấy năm gần đây, năm nào cũng bội chi hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong dự liệu Ngân Sách năm 2021 có khoản dự phòng 34.500 tỷ đồng, nhưng với chi phí điều hành các cơ quan công an, mật vụ chuyên theo dõi, trấn áp dân chúng rất tốn kém, thì tiền đâu nữa mà hỗ trợ phục hồi sản xuất. Thu ngân sách Nhà nước năm 2021 là 1.343.330 tỷ đồng. Chi ngân sách Nhà nước năm 2021 là 1.687.000 tỷ đồng. Bội chi năm 2021 tới gần 344 ngàn tỷ đồng. [4] Khi cần gói kích cầu Kinh Tế chỉ khoảng 5% GDP mà xoay xở 9 tháng nay cũng không ra tiền.

Vì lý do trên, hai tuần đầu tháng 12 báo Nhà Nước thay nhau tung hô “sáng kiến” của giới chuyên gia “gà nhà” đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng cung tiền vào nền Kinh tế qua việc mua trái phiếu Chính Phủ. [5] Vì mọi cửa vay mượn đều “khó mở” nên Việt Nam phải rập khuân chính sách “Nới lỏng định lượng - Quantitative Easing (QE)” từng được các Ngân Hàng Trung Ương áp dụng trong trường hợp bất thường. Qua được bước chuẩn bị dư luận thì NHNN danh chính ngôn thuận in thêm tiền cứu Ngân Sách lâm nguy là chính; hỗ trợ phục hồi sản xuất là việc thứ yếu đối với csVN.

Do nhu cầu trả nợ cuối năm, trong 3 tháng mới đây, NHNN đã bơm vào hệ thống ngân hàng thương mại hàng chục ngàn tỷ đồng để thu mua 750 triệu Mỹ kim [6] giao ngay từ các ngân hàng thương mại, tương đương hơn 17.000 tỷ đồng. Tỷ giá cao nhất đồng bạc Xanh trên thị trường tự do ở Việt Nam ngày 18-12-2021 lên đến 23.914 đồng cho 1 Mỹ Kim.

Trong trường hợp in thêm tiền, Việt Nam sẽ “mua” được GDP tăng cao hơn trên danh nghĩa, do cộng các khoản chi tiêu mới vào số liệu GDP. Nhưng giới điều hành NHNN sẽ phải đối mặt với với ưu tư rất có thể bị Bộ Tài Chánh Mỹ “mở lại” hồ sơ từng đóng hôm 3-12-2021 chưa dán nhãn Việt Nam là “thao túng tiền tệ”.

Hôm 16-12 cơ quan FED của Hoa Kỳ thông báo, trong năm 2022, FED sẽ có 3 lần tăng lãi suất. Động thái này của FED sẽ đẩy Việt Nam vào 5 mối lo: (a) lần lượt đồng Mỹ kim sẽ quay lại với nơi phát sinh nó, do chủ nhân nguồn ngoại tệ tìm nơi lợi nhuận cao hơn để đầu tư; lúc Kinh tế Việt Nam sẽ lâm vào tình trạng “mất máu”. (b&c) Lãi suất tín dụng và tỷ giá đồng bạc Việt Nam cũng sẽ thay đổi, (d) Nghĩa vụ trả nợ bằng Mỹ kim của Việt Nam cũng phải tăng theo lãi suất mới. (e) Nếu tín dụng rò rỷ sang khu vực phi sản xuất càng nhiều thì lạm phát tăng cao, nảy sinh nhiễu loạn xã hội.

Mời quý độc giả đọc thêm nơi bài https://vanhoimoi.org/?p=12816

Trần Nguyên Thao

19 Dec

Tham khảo:

[1]https://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/tinh-hinh-san-xuat-cong-nghiep-quy-iii-va-9-thang-dau-nam-2021-339572.html

[2]https://tapchitaichinh.vn/bao-cao-va-thong-ke-tai-chinh/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiep-trong-thang-102021-340936.html

[3]https://khoahocdoisong.vn/dang-nghien-cuu-goi-20-000-ty-dong-ho-tro-lai-suat-co-the-phat-hanh-cong-trai-bang-ngoai-te-182688.html

[4] https://jcpmediaroom.com/tin-tuc/nam-2021-ngan-sach-nha-nuoc-boi-chi-gan-344-nghin-ty-dong/

[5] https://www.profin.vn/post/24341-Ngan-hang-Nha-nuoc-mua-trai-phieu-Chinh-phu-Nen-hay-khong

[6] https://baomoi.com/kho-bac-nha-nuoc-lai-thu-mua-ngoai-te/c/41201957.epi


Wednesday, December 22, 2021

ĐÌNH CÔNG & KHỦNG HOẢNG RÁC Ở QUẬN CAM


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phóng sự của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về “Đình công và khủng hoảng rác ở quận Cam” vào chiều ngày 21 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Tuesday, December 21, 2021

MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR ĐẾN KHÁN GIẢ VanHoaNBLV1


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt chúc mừng Giáng sinh và Năm mới 2021 đén quý thân hữu và khán giả của chương trình.


Monday, December 20, 2021

“TRÙM CUỐI” ĐẠI ÁN VIỆT Á? DÂN CÓ ĐÒI TIỀN CHÊNH LỆCH ĐƯỢC KHÔNG?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về “’Trùm cuối’ đại án Việt Á? Dân có đòi tiền chênh lệch được không?” vào chiều ngày 20 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Tù Nhân Chính Trị Và "Quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc"


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về "Tù nhân chính trị và ‘Quyền mưu cầu hạnh phúc’” vào chiều ngày 20 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

TRẦN NGUYÊN THAO – “LÚNG TÚNG” MÃI VẪN THIẾU TIỀN, KINH TẾ VIỆT NAM ĐÀNH “LỠ NHỊP”


 


       “Lúng túng” mãi vẫn thiếu tiền,

KINH TẾ VIỆT NAM ĐÀNH “LỠ NHỊP”

 

Trn nguyên Thao

 

Việt Nam đã thực sư “lỡ nhịp” phục hồi kinh tế so với các nước trong vùng. Trong tháng 4 và tháng 5-2021, các nước thuộc khối ASEAN đã có những gói kích cầu kinh tế cao hơn Việt Nam. Sau 8 tháng “tìm tiền” cho đến nay, Việt Nam vẫn dậm chân ở giai đoạn “chuẩn bị” trình Quốc hội tại phiên họp bất thường vào dịp cuối năm về chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Trong lúc thành phố Saigon, cái nôi của nền Kinh Tế, không còn khả năng góp cho Ngân Sách 365 ngàn tỷ như các năm trước.  Nửa đầu năm 2021 Saigon còn thu 1.400 tỷ đồng mỗi ngày, qua tháng 7-8 chỉ còn 700 tỷ đồng mỗi ngày, đến tháng 9 giảm xuống còn 600 tỷ đồng mỗi ngày. Hiện nay kinh tế Saigon đang “tăng trưởng âm”.

Các biện pháp “Xét nghiệm - truy vết - cách ly”, nhằm kiểm soát COVID-19 do Việt Nam áp dụng từ sau 27/4/2021 được minh chứng là vô hiệu đối với biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm cao. Hàng chục triệu con người phải cúi mặt chịu cảnh bị vây hãm trong không gian “mỗi đơn vị là một pháo đài chống giặc CoVid” được csVN tâm đắc như  “sáng kiến của những bộ óc tài ba trí tuệ” áp dụng trong 153 ngày đã đem lại một thảm mây đen bao phủ toàn nền Kinh Tế Việt Nam cho đến cuối tháng 9, làm cho GDP toàn quốc âm 6,17% [1]. Hậu quả này đã tàn phá cái nôi của nền Kinh Tế Việt Nam là thành phố Saigon; lần đầu tiên trong lịch sử GRDP của saigon bị tăng trưởng âm 6,78% [2].

Hôm mùng 8/12 cùng lúc nhà cầm quyền Saigon nhìn nhận, không có sự chuẩn bị an sinh suốt thời gian giam hãm dân trong các “pháo đài chống Covid”, thì  Tổ Chức CIVIUS Monitor, đưa ra bản nghiên cứu “People Power Under Attack 2021” cáo giác csVN là quốc gia trấn áp dân chúng một cách tùy tiện và bóp nghẹt quyền công dân bằng các quy định mơ hồ: “sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng, dân tình lúng túng, chẳng biết đúng, sai”.

Thành phố Saigon chính thức cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý III/2021 giảm mạnh 24,97% so với cùng kỳ. Theo Tổng Cục Thống Kê (TCTK), khu vực công nghiệp - xây dựng chịu tác động mạnh nhất, giảm 44,8%.

Trong gần hai năm qua, có lúc csVn huy động xe bọc thép, kẽm gai và đoàn ngũ động đảo quân nhân xông vào phía Nam vừa “răn đe” dân “ai ở đâu ở yên đó” vừa chống con CoVid vô hình, nhưng đành “bó tay” để  CoVid-19 biến chủng Delta ngốn bay khoảng 847 ngàn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ Mỹ Kim của nền Kinh Tế Việt Nam. [3] Ước tính này là của ông Nguyễn thành Phong, Phó Trưởng Ban Kinh tế csVN xác nhận hôm 5/12 tại Hanoi.

Khi mọi hoạt động kinh tế bị gián đoạn, thì động lực tăng trưởng kinh tế bị kéo lùi nghiêm trọng. Cùng lúc ảnh hưởng trên sức khoẻ, kinh tế và đời sống tinh thần của người dân suy sụp.

Saigon những ngày trước mặt là cả một khung trời nhiễu loạn khó lường. Các thảm cảnh xã hội không thể hàn gắn, hàng ngàn vu trộm cướp lừa đảo bị phát hiện, cùng với nạn tham quan hống hách sẽ bừng dậy làm cho Saigon tan hoang hoa lệ, không còn là nơi mơ ước của bao con tim háo hức được ghé thăm Saigon một lần như thuở còn là Hòn Ngọc Viễn Đông.

Các chuyên gia hàng đầu trong ngành tài chánh Việt Nam có những đánh giá khác nhau về thực trạng của người dân và thị trường, họ chưa có cái nhìn “gặp nhau” về gói kích cầu.

Phe thì nói phải mạnh tay, nhanh hơn để không “lỡ nhịp”; kẻ lại nói phải rất thận trọng vì CoVid còn đang lây lan chưa thể kiểm soát. Hôm 09/12, Việt nam có 15.300 người bị CoVid chiếu cố, nâng tổng số ca lây nhiễm từ 27/4 là 1.361.198 người.

Cuối tuần đầu tiên của tháng 12, có đề nghị đưa ra gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế cho năm 2022-2023 chỉ ở mức hơn 445.000 tỷ đồng tương đương 5,48% GDP, thay vì quy mô 800 ngàn tỷ đồng tương đương 10% GDP như hồi đầu tháng 11. Dù là đề nghị gói kích cầu thấp hơn mong đợi, nhưng cũng chưa được giời thẩm quyền xác nhận.

Sự kiện nhì nhằng 8 tháng nay chỉ đưa ra được gói kích cầu Kinh Tế khiêm nhường chưa xác định, khiến thị trường chứng khoán (TTCK) “cảm được” tình thế không sáng sủa, nên phiên giao dịch hôm 3/12 kết thúc trong “màn đen” bao phủ, chỉ số VN-Index bốc hơi gần 39 điểm về mốc 1.443, tương đương 2,61% thổi bay thành quả tăng giá của tháng 11-2021. Nhưng, thực tế này đã kéo nhiều loại cổ phiếu về lại mặt bằng phù hợp hơn cho những “tín đồ” nhiệt thành theo đuổi thị trường chứng khoán.

Giới Tài Chánh Việt nam đang ưu tư về việc cơ quan FEB của Hoa Kỳ sẽ tăng lãi xuất, khi đó dòng tiền ở TTCK Việt Nam thuộc khối ngoại sẽ tháo chạy rất nhanh để tìm về nơi có lãi suất cao hơn. Lúc đó cũng là thời điểm “cơ thể kinh tế Việt Nam” rơi vào tình trạng “mất máu”.

Những người theo trường phái “thận trọng”  thì chưa “thất vọng” khi quy mô gói kích thích không nhiều như dự kiến ban đầu, đặc biệt là quy mô gói hỗ trợ lãi suất.

Còn môn phái “lạc quan” thì cho rằng dù quy mô bị giảm đi nhưng việc có gói kích thích vẫn là thông tin tốt. Ngoài ra mặt bằng lãi suất vẫn sẽ duy trì ở mức thấp là nền tảng cho dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Do vậy môn phái lạc quan cho rằng “thất vọng” nếu có cũng chỉ tạm thời. [4]

Từ rất sớm, tháng 3/2020 csVN đã công bố giải pháp tổng thể chống dịch Covid19, bao gồm: Gói chính sách tiền tệ trị giá 250 ngàn tỷ đồng (trên 10 tỷ Mỹ kim) để cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp; Gói đảm bảo an sinh xã hội trị giá 62 ngàn tỷ đồng (2.7 tỷ Mỹ kim); Gói chính sách tài khóa trị giá 180 ngàn tỷ đồng (tương đương 8 tỷ Mỹ kim) gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất.

Về gói 250 ngàn tỷ đồng không phải lấy trực tiếp từ nguồn Ngân Sách Nhà Nước mà là nguồn vốn của các ngân hàng hoạt động trên nguyên tắc thương mại. Nhà Nước không bảo đảm rủi ro tín dụng. Như thế tạo gánh nặng cho khối Ngân Hàng Thương Mại đang có nợ xấu tăng gấp đôi năm ngoái.

Còn gói an sinh xã hội 62 ngàn tỷ, người đứng đầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ông Đào Ngọc Dung cho biết tính tới ngày 20/5/2020 đã hoàn thành thống kê được 15,8 triệu người thuộc đối tượng chi trả và mới chi hỗ trợ được khoảng 17,5 ngàn tỷ đồng, tương đương 28%. [5]

Kết quả từ các gói kích thích hỗ trợ tài chính của csVN được mô tả như như “vài viên xuyên tâm liên trao cho bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch vành tim cần phải giải phẫu”. Bệnh nhân thập tử nhất sinh, mà thấy thuốc đành chịu “bó tay”.

Theo thông tin từ Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư (KH&ĐT), tính tới thời điểm này, quy mô giải ngân tổng cộng từ mọi gói hỗ trợ kinh tế của Việt Nam chỉ khoảng 2,85% GDP, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển: Australia 19%, Ấn Độ 8,6%, Đức 39,3%, Malaysia 16,3%, Indonesia 7,9%, Nhật Bản 56,1%, Hoa Kỳ 26,5%, Pháp 23,8%, Vương quốc Anh 17,8%, Thái Lan 10%, Trung cộng 4,7% và Ý 37,7%.

Lướt qua tình thế và các diễn tiến từ nhiều tháng nay cho thấy, ưu tư của giới điều hành công kỹ nghệ đề nghị 250 ngàn tỷ đồng, hay thành phố Saigon xin 410 ngàn tỷ đồng để cứu Kinh Tế đều không có hồi đáp. Đến tháng 11/2021 Bộ KH&ĐT đề nghị gói kích cầu Kinh tế 800 ngàn tỷ đồng, thì Quốc Hội nói không nhận được văn bản chính thức. Như thế, mọi công bố trên truyền thông đều chỉ là “bánh vẽ” để mua thời gian.

Giới chóp bu csVN biết rõ Ngân Sách chi cho các mục thương xuyên và trả lương cho hai hệ thống cán bộ đảng và Nhà Nước song hành năm nào cũng bội chi hàng trăm tỷ. Nợ công năm nào cũng tăng. CsVN không có dự trù tình trạng khẩn cấp của thảm họa như các nước khác, không có khoản tiền nào dự phòng cho các trường hợp quốc gia lâm nguy cần tiền chi khẩn cấp như các nước lân bang dẫn chứng ở trên.

Tháng 5-2021, báo Nhà Nước khoe là dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức 105 tỷ Mỹ kim. Hiện nay, theo thống kê tháng 10-2021 của Bộ Tài chính Mỹ, Việt Nam đang nắm giữ hơn 39 tỷ Mỹ kim trái phiếu chính phủ Mỹ. [6] Con số này đã tăng lên gấp 6 lần trong giai đoạn từ đầu năm 2012 đến nay. Việt Nam cần 3 tháng dự trữ an toàn ngoại tệ cho nhu cầu nhập cảng, mỗi tháng khoảng 27 tỷ Mỹ kim. Ngoài ra, tiền trả nợ gốc + lãi năm ngoái đã là trên 16 tỹ Mỹ kim. Tính ra, Việt Nam không còn Mỹ kim để chi tiêu cho việc khác.

Trên 8 tháng trước, hôm 11-4-2021, nhóm chuyên gia Tài Chánh được coi là hàng đầu của chế độ đã “dạo đàn” đòi nới trần nợ công để tìm vay từ 500-800 ngàn tỷ đồng [7]. Quan niêm này bị Bộ Tài Chánh bác khước vì vướng phải khuyến cáo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) “Nếu quốc gia nào phải trả nợ lãi và gốc hàng năm vượt quá 25% tổng thu ngân sách thì nước đó sẽ không còn cơ hội để tăng trưởng nữa. Dân Tộc đó sẽ “bước vào vòng luẩn quẩn đói, nghèo”. Việt Nam ngay từ năm ngoái, mức trả nợ lãi và gốc đã chiếm tới 27,3% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài Chánh nói, “Ngân Sách đang gặp khó khăn, nếu muốn có gói hỗ trợ thêm thì vẫn phải đi vay. Vay nhiều, chi lắm thì lạm phát cao, lúc đó lại phải tăng lãi suất, sản xuất lại giảm đi”.

Trong trường hợp csVN vay được tiền hay in tiền cho gói kích thích Kinh Tế lần này, dự kiến ở mức 445 ngàn tỷ đồng, bằng 5,48% GDP là việc làm gần như “đội đá vá trời”.

Mặc dù hôm 3-12 Mỹ chưa dán nhãn “thao túng tiền tệ” đối với Việt Nam. Nhưng Việt Nam in thêm tiền cũng vẫn có thể khiến Mỹ nhìn lại 3 ngưỡng Việt Nam đã vi phạm: thặng dư thương mại, tài khoản vãng lai và can thiệp tỷ giá hối đoái, đủ yêu tố để bị thao túng tiền tệ.

Tuy nhiên, ngay cả khi Việt nam có đủ lượng lớn tiền để bơm ra hỗ trợ doanh nghiệp thì giải pháp nào nhằm kiểm soát lạm phát, trong lúc giá cả nhiều mặt hàng ngoài thị trường đã tăng rất cao là một vấn đề csVN chưa thấy có giải đáp.

Trần Nguyên Thao

09 Dec

Tham khảo

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58737001

[2] https://cafef.vn/lan-dau-tien-trong-lich-su-kinh-te-tphcm-tang-truong-am-678-20211201173549603.chn

[3] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnam-s-economy-estimated-to-lose-37-billion-due-to-covid-19-pandemic-12072021073234.html

[4] https://vneconomy.vn/xu-the-dong-tien-thi-truong-co-that-vong-voi-goi-kich-thich.htm

[5] https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52859947

[6] https://vietnambusinessinsider.vn/bao-my-cong-bo-viet-nam-la-chu-no-lon-thu-32-cua-my-voi-khoan-no-hon-39-ty-usd-a23992.html

[7] https://www.saigondautu.com.vn/kinh-te/tien-o-dau-cho-goi-kich-thich-kinh-te-98236.html


Saturday, December 18, 2021

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI ĐẾN ĐỒNG HƯƠNG KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI CỦA HĐQT ĐỀN THÁNH TRẦN


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại lời chúc mừng Giáng sinh và Năm mới đến với đồng hương khắp nơi trên thế giới của Hội Đồng Quản Trị Đền Thánh Trần Little Saigon vào trưa Thứ Bảy ngày 18 tháng 12 năm 2021 tại Đền Thờ Đức Thánh Trần, trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỀN THÁNH TRẦN LITTLE SAIGON KÊU GỌI, ĐỘNG VIÊN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG ĐỀN THỜ


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi họp báo của  Hội đồng quản trị Đền Thánh Trần Little Saigon về việc kêu gọi, vận động đồng hương đóng góp xây dựng Đền Thờ Đức Thánh Trần (thay vì đang mướn phố đắt đỏ như bây giờ, gần 7.000 mỹ kim mỗi tháng) để thực hiện 1 công trình sẽ trở thành di tích lịch sử nhiều đời sau, mang dấu ấn văn hóa độc đáo của Dân Tộc Việt.

Buổi họp báo diễn ra vào trưa Thứ Bảy ngày 18 tháng 12 năm 2021 tại Đền Thờ Đức Thánh Trần (trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ).

 

Saturday, December 11, 2021

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT NHƯ THẾ NÀO? CÁC KIỂU TÂNG BỐC VÀ PHỦ ĐỊNH SẠCH TRƠN NÊN TRÁNH


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc “Bảo tồn và phát triển tiếng Việt như thế nào? Các kiểu tâng bốc và phủ định sạch trơn nên tránh” vào chiều ngày 11 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

“GIÁN ĐIỆP” ALEXANDRE DE RHODES?; PHẢN BIỆN VỚI TÁC GIẢ CHU VĂN TRINH


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc “’Gián điệp’ Alexandre De Rhodes?; Phản biện với tác giả Chu Văn Trình” vào chiều ngày 11 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Anaheim, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Wednesday, December 8, 2021

CHUYỆN HÀI: HỌC SINH LỚP 2 PHẢI MUA SÁCH HỌC “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”?


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về " Chuyện hài: Học sinh lớp 2 phải mua sách học "Tư tưởng Hồ Chí Minh"?” vào chiều ngày 7 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Tuesday, December 7, 2021

TẠI SAO BẮT TỘI “ĐÁNH NGƯỜI” MÀ KHÁM NHÀ SUỐT ĐÊM, THU HÀNG HÓA? TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi nói chuyện của Tạ Phong Tần, Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý; bình luận về việc "Tại sao bắt tội "đánh người" mà khám nhà suốt đêm, thu hàng hoá? Tuổi chịu trách nhiệm Hình sự” vào chiều ngày 7 tháng 12 năm 2021 tại một địa điểm thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ

CÂY THÔNG 20 FEET MỪNG GIÁNG SINH CỦA THÀNH PHỐ GARDEN GROVE, NAM CALIFORNIA


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phóng sự của Tạ Phong Tần (Cựu Tù Nhân Chính Trị, Nhà Báo Tự Do, Blog Sự Thật & Công Lý) về " Cây thông 20 feet Mừng Giáng Sinh của thành phố Garden Grove, Nam California” vào chiều ngày 6 tháng 12 năm 2021 tại tháp đồng hồ “Town on the Green” nằm trên góc đường S Euclid St và Main St, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Monday, December 6, 2021

CHOROS NO. 1 – HEITOR VILLA-LOBOS | GUITARIST NGUYỄN THÁI CƯỜNG


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần trình diễn Tây Ban Cầm của Guitarist Nguyễn Thái Cường với nhạc phẩm “Choros No. 1”, một sáng tác dành riêng cho đàn guitar cổ điển của nhà soạn nhạc người Brazil Heitor Villa-Lobos (1887-1959), người được coi là nhân vật sáng tạo quan trọng bậc nhất trong nền âm nhạc nghệ thuật Brazil thế kỷ 20 cũng là nhà soạn nhạc Nam Mỹ nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Cây đàn do Guitarist Nguyễn Thái Cường sử dụng trong video này do Nhà làm đàn Guitar Cổ điển kỳ cựu Luthier Nguyễn Văn Hồng sản xuất. Phần quay phim được thực hiện với sự đóng góp của Lại Minh Thuận, Nguyễn Thái Hùng; edited by Lại Minh Thuận vào trưa ngày 27 tháng 11 năm 2021 tại studio của đài Vietlife TV trên đường Beach Blvd, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.



Sunday, December 5, 2021

GS NGUYỄN THANH GIÀU: HĐLTVN TẠI HK CẦU CHÚC ƠN TRÊN HỘ TRÌ MỌI NGƯỜI BÌNH YÊN TRONG CƠN ĐẠI DỊCH


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần phát biểu của Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu, đại diện cho Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2021 – 2023 cầu chúc ơn trên hộ trì cho mọi người chúng ta bình yên trong cơn đại dịch này.

Cuộc phỏng vấn đựơc thực hiện vào trưa Thứ Bảy, ngày 4 tháng 12 năm 2021 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, toạ lạc tại 1538 Century Blvd, thuộc thành phố Santa Ana, miền Nam California, Hoa Kỳ.



Saturday, December 4, 2021

LỄ GIỚI THIỆU TÂN BAN THƯỜNG VỤ CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ, NHIỆM KỲ 2021-2023


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi “Lễ Tạ Ơn và ra mắt Tân Ban Thường Vụ của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 2021 – 2023” vào lúc 11:00 giờ trưa, Thứ Bảy, ngày 4 tháng 12 năm 2021 tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, toạ lạc tại 1538 Century Blvd, thuộc thành phố Santa Ana, miền Nam California, Hoa Kỳ.


LỄ CHÀO CỜ ĐẦU THÁNG 12, 2021 TẠI ĐỀN THỜ ĐỨC THÁNH TRẦN, LITTLE SAIGON, NAM CALIFORNIA


Little Saigon (VanHoaNBLV) – Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt “live stream” buổi Lễ Chào Cờ đầu tháng 12 trước tượng đài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trong khu Hanoi Plaza, 9078 Bolsa Ave. Đại Lộ Trần Hưng Đạo, thuộc Thành phố Westminster, Miền Nam California, Hoa Kỳ) vào sáng Thứ Bảy, ngày 4 tháng 12 năm 2021.


TRẦN NGUYÊN THAO – BƠM TIỀN CỨU KINH TẾ, LẠM PHÁT SẼ TĂNG. VIỆT NAM CHỌN ĐƯỜNG NÀO?

 


                      Bơm tiền cứu Kinh Tế,

 lạm phát sẽ tăng.

 Việt Nam chọn đường nào ?

 Trn nguyên Thao


Việt Nam từng trải nghiệm một thời gian dài sống chung với lạm phát trong các năm 2009-2011, có lúc lên trên 18,6%. Nay do những tiếng nói thẩm quyền từ Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), các viên chức ngành Công Thương, Kế Hoạch cảnh báo “năm 2022 áp lực lạm phát sẽ rất lớn”. Giới chuyên gia độc lập và doanh nghiệp thì nghiêng về lựa chọn : “dù đứng trước nguy cơ lạm phát quay trở lại, việc giải cứu nền kinh tế vẫn là trọng tâm trong lúc này”.

Phát biểu trước Quốc Hội hôm 12/11, bà Nguyễn Thị Hồng, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) lo ngại, năm 2022, rủi ro lạm phát đang có áp lực lớn vì giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới đang có xu hướng gia tăng như xăng dầu trong tháng 9.2021 đã tăng 55% so với cuối năm trước, các nước phát triển có mức lạm phát cao nhất trong lịch sử, như Mỹ tăng 5,3% trong tháng 9.2021.

Tại Việt Nam ngay từ hôm 12/03/2021, xăng E5RON 92 đã có giá là 17,722 đồng mỗi lít. Trong vòng trên 4 tháng từ tháng 11/2020, xăng loại này đã tăng giá 7 lần, tổng cộng khoảng 3,837 đồng mỗi lít, tỷ lệ tăng gần 22%. Cuối tháng 3/2021 Các dịch vụ y tế tăng trung bình 10%, dược phẩm nội, ngoại có loại tăng đến 100% như B1, vitamin C hoặc có thành phần vitamin C, nhóm kháng sinh tăng ít cũng 20%, vàng tăng 25%.

Ngày 11/10 vừa qua, giá xăng dầu trong nước đã tăng lần thứ 10 liên tiếp và hiện đã ở mức cao nhất trong vòng 7 năm. Xăng E5 RON 92 nay là 21.683 đồng mỗi lít và xăng RON 95 là 22.879 đồng mỗi lít. So với tháng 3/2021, mỗi lít xăng RON 95 đã tăng 5157 đồng, tương đương 22,5%.

Chủ Tịch Hiệp Hội Thầu Khoán Việt Nam, Nguyễn Quốc Hiệp, hôm 26/11 đại diện cho 2000 nhà thầu cho biết, trong cơn đai dịch, bão giá vật liệu xây cất lên đến 40%, nhiều công ty thầu khoán không dám nhận việc, vì bão giá.

Khi xăng dầu lên giá sẽ đẩy giá vận chuyển, giá điện và thành phẩm công nghệ, kể cả nhu yếu phẩm cũng sẽ lên theo trong những tháng trước mặt.

Với độ mở lớn của nền kinh tế như Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu/GDP đã lên đến 230% nên có áp lực, rủi ro “lạm phát nhập khẩu”. [1] Việt Nam đang trong tình trạng nhập siêu phần lớn hàng hóa từ các nước đang có khuynh hướng tăng giá, nên các viên chức csVN không thể cứ cãi “chầy” là vẫn kiểm soát được lạm phát dưới 4%.

Từ nay đến hết năm 2021 và sang năm 2022, nếu giá cả các mặt hàng tăng mạnh thì một bộ phận không nhỏ người dân sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và khó chống đỡ. Khi đó, nạn quan đỏ tham nhũng và nhũng nhiễu xã hội sẽ đến mức độ không thể kiểm soát.

Yếu tố quan trọng gây ra nợ xấu ngân hàng cũng phát xuất từ quan niệm “tùng xẻo” của công hay của người khác vô tội vạ trong thể chế csVN, đưa đến tình trạng nợ xấu các tổ chức tín dụng gia tăng thì các ngân hàng phải dùng chính nguồn lực của mình để chống chọi với nợ xấu, nếu để tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng bị suy giảm thì ảnh hưởng đến việc chi trả cũng như an toàn hệ thống, gây khủng hoảng tài chánh; ảnh hưởng giây chuyền đến nhiều lãnh vực của đời sống, trong đó có lạm phát.

Tính đến ngày 30/9/2021, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng thương mại (NHTM) ở mức trên 113 nghìn tỷ đồng, tăng gần 26% so với đầu năm. Nợ xấu toàn khối NHTM được xác định tăng khoảng 8%, tức cao gấp đôi chỉ trong 12 tháng, tính từ đầu năm 2021. Nếu xét tới cả nợ tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM lớn hơn nhiều so với những gì được nói tới trong báo cáo tài chính. Nợ xấu sẽ đẩy nền Tài Chánh Việt Nam vào một cuộc khủng hoảng tài chánh và góp phần vào “rủi ro lạm phát với áp lực rất lớn” trong năm 2022.

CSVN làm chủ 9 ngân hàng quốc doanh, thì có 4 ngân hàng Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank tính đến hết tháng 9/2021, số nợ xấu đã trên 67.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 58,1% tổng nợ xấu của các ngân hàng được thống kê. Ba ngân hàng Quốc Doanh khác là Xây Dựng (Contruction Bank); Đại Dương (Ocean Bank); Dầu Khí (Global Petrol Bank) và Đông Á Bank (ngoài Quốc Doanh) phẩm chất, nghiệp vụ điều hành rất thấp, phải tái tổ chức để các cơ quan thẩm quyền xem xét. Trong trường hợp các ngân hàng này “vô phương cứu chữa”, thì sẽ bị bị mua lại “0” đồng như số phận 3 nhà băng khác trong năm 2015.

Giới đầu tư và thương nghiệp rất nhậy bén. H “cảm được một điều gì bất thường sắp đến, nên thị trường vàng miếng lên cơn sốt hiếm có trong nhiều năm gần đây. Giá vàng trong nước đang từ mức 55-56 triệu, đến hôm 18/11 đã bật lên mức 62 triệu đồng mỗi lượng, cao hơn nhiều so với giá thế giới. Các nhà đầu tư đang tìm quý kim “làm hầm trú ẩn” an toàn cho tài sản của họ. Đã lâu lắm rồi, thị trường vàng mới trải qua một đợt tăng nóng làm mọi người xôn xao. Đó là dấu hiệu, theo giới đầu tư lo ngại lạm phát có áp lực sẽ gia tăng rất lớn, trong lúc sản xuất đình đốn sẽ tạo ra thất nghiệp cao.

Trong thời gian Việt Nam áp dụng lệnh “ngăn song cách chợ” tạo ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và thiếu hụt lao động trong Quý IV là nguyên nhân chính khiến giá cả leo thang, nguồn cơn đưa đến lạm phát sang năm.

Hy vọng áp lực xấu từ đai dịch sẽ giảm trong quý IV đã không diễn ra như mong đợi. Bởi vì do nhiều yếu tố, nhưng giọng điệu của Chính Phủ cổ võ “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất” để đẩy hàng  chục triệu liều Vero-cell vào cơ thể dân chúng. Mới đến cuối tháng 8 thành phố Saigon đã dùng 885.000 mũi 1 vắc-xin Vero Cell. Tính đến 22/9, Việt Nam đã mua 20 triệu liều Vero-cell của Bắc Phương. Cho đến nay, một số nơi ra lệnh ngưng chích vaccine Vero-cell cho dân chúng, vì vẫn lây bệnh và gây tử vong. Ngày 29/11 cả nước có 13.758 nhiễm bệnh tại 59 tỉnh thành, nâng tổng số ca nhiễm trong nước từ ngày 27/4 đến nay lên 1.217.973 người.

Bộ Y tế Việt Nam hôm 29/11 đã cảnh báo biến chủng mới có thể lây lan nhanh hơn 500% so với biến chủng Delta trước đó dù Việt Nam vẫn chưa phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron nào.

Tình trạng chưa kiểm soát được đại dịch khiến cho giới chuyên ngành kinh tế rất âu lo, nóng lòng muốn có tiền đổ vào giải cứu nền Kinh Tế Việt Nam như tình cảnh con tầu “Titanic”. Diendandoanhnghiep.vn tổng hợp ý kiến giới các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam cho rằng, dù đứng trước nguy cơ lạm phát quay trở lại, việc giải cứu nền kinh tế vẫn là trọng tâm trong lúc này và cần phải có các biện pháp khai thông việc “bơm vốn”.

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Phạm Xuân Hoè nhận đinh, lạm phát có thể tái diễn, nhưng không nên quá lo ngại. Ông Hòe đề nghị “ưu tiên số một là bơm tiền ra để cứu doanh nghiệp, với gói như thế nào, dung lượng bao nhiêu thì có hai khía cạnh bao gồm: Một là điều hành của NHNN và của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có mô hình lập trình sẵn, bơm tiền ra liều lượng phải tối thiểu 8% GDP. Hai là phải bơm thật nhanh, còn nếu để sang năm 2022, sẽ tạo ra độ trễ thì có khi lúc đó lạm phát còn bung ra cao hơn mới đáng lo ngại”.

Tâm trạng của giới điều hành doanh nghiệp rất rối bời: nguyên liệu không chỉ tăng giá mà còn khan hiếm. Chuyên gia nước ngoài không thể vào Việt Nam vì Covid, nhân công trong nước thiếu. Nhiều địa phương còn áp dụng quy cánh chống dịch khác nhau, Doanh nghiệp không biết phải hành động ra sao để đi vào sản xuất. Làm cũng lỗ mà không làm thì coi như "chết" nên doanh nghiệp vẫn phải tìm mọi cách để duy trì sản xuất”.

Giới chuyên gia hô hào “bơm” tiền từ 8%-10% GDP để cứu kinh tế, nghe có vẻ dễ dàng và hào phóng. Nhưng hãy nhìn vào sắc mặt đăm chiêu của Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ Đức Phước khi điều trần trước Quốc Hội hôm 09/11, ông đã nói huỵch toẹt rằng “dư địa không còn nhiều” để tăng trần nợ công.

Về phần Bộ Tài Chánh, vào dịp trên cho hay, “Chúng tôi đang tham mưu cho Chính Phủ gói kích cầu bằng hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, hai năm khoảng 40.000 tỷ. Như vậy, nếu hỗ trợ 4% thì chúng ta có 1 triệu tỷ đưa vào nền kinh tế”.

Trong phương cách mượn tiền từ dân chúng qua hình thức bán Trái Phiếu Chính Phủ, tính đến gần cuối tháng 10/2021, Kho bạc Nhà nước đã chỉ phát hành Trái Phiếu Chính Phủ được 244 nghìn tỷ đồng, đạt có 65% kế hoạch cho Ngân Sách năm 2021. Thời gian còn lại mong manh như tơ trời, làm sao huy động được 130 ngàn tỷ cho Ngân sách chi tiêu thường xuyên, chưa nói đến khoản tiền cứu nguy Kinh tế.

Bội chi, thâm hụt Ngân sách, phát hành trái phiếu . . . là những yếu tố trực tiếp tăng cung tiền trong thị trường, tạo ra lạm phát.

Nhưng đường cùng csVN muốn cứu Kinh Tế thì phải in tiền, chấp nhận lạm phát và phải rất vất vả để tránh bị buộc thao túng tiền tệ theo Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974, của cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR). Từ tháng 4/2021 csVN được Mỹ lấy tên ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ, nhưng vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chuyên môn của Hoa Kỳ. [2]

Nếu csVn vi phạm thao túng tiến tệ, thì lập tức quan hệ thương mại song phương bị tổn hại. Bởi vì Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chắc chắn csVN muốn bảo vệ thị phần xuất khấu quan trong bậc nhất này. [3]

In thêm tiền có thể chơi lại “trò lừa” mua lấy GDP tăng cao như csVN từng làm trong các năm 2000- 2017. Vào lúc đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam tính theo thời giá chỉ đạt 5.005.975 tỷ đồng (tương đương 215,07 tỷ Mỹ kim). Nhưng lượng cung tiền M2 trong năm lên tới 8.192.548 tỷ đồng (tương đương 351,98 tỷ Mỹ kim). Tỷ lệ cung tiền M2/GDP tăng ở mức 1,63 lần. Sự thể này diễn tả là Nhà Nước đã phát hành thêm một khối tiền lớn hơn nhiều trị giá của cải mà nền kinh tế có cùng thời kỳ. [4]

Vay tiền và in tiền đều có những khó khăn khăn riêng, như đã giãi bầy. Vậy thu thuế thì sao ? Saigon, cái nôi cung cấp mỗi năm 365 ngàn tỷ cho chế độ, đến hết tháng 04/2021, còn thu 1978 tỷ đồng mỗi ngày, gần đây xuống còn 600 tỷ đồng mỗi ngày vào tháng 9/2021. Đến đầu tháng 12/2021, giới chức thẩm quyền nhìn nhận trước công chúng “Lần đầu tiên trong lịch sử, TP Saigon tăng trưởng âm 6,78%,  trong khi kế hoạch đề ra là tăng trưởng 6%”.

Thấy mọi lối đều chỉ còn “khe hở” đủ thở qua ngày, bắt đầu từ 18/11, csVN đưa ra chỉ thị kiếm thêm tiền bằng cách kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, nâng tỷ lệ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%, không cho biết tương đương bao nhiêu tiền [5]. Tuy nhiên, kế hoạch này “chậm” nhiều bước. Và cũng là “lưỡi dao” tự rạch bụng mình.

Đây là lần thứ hai trong năm, Vận Hội Mới báo động lạm phát tăng. Mời qúy Độc Giả tìm hiểu thêm nơi bài hôm 25 tháng Ba năm 2021 https://vanhoimoi.org/?p=9424.

Trần Nguyên Thao

01 Dec

Tham khảo:

[1] https://www.voatiengviet.com/a/thuong-mai-viet-nam-hoa-ky-vong-da-100-ty-usd/6324658.html

[2] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcm-city-denied-rumors-of-putting-in-a-state-of-emergency-again-11262021104734.html

[2] https://vn.sputniknews.com/20210708/my-hop-xem-co-trung-phat-viet-nam-hay-khong-vi-nghi-ngo-thao-tung-tien-te-10779120.htm

[3] https://www.voatiengviet.com/a/my-la-thi-truong-xuat-khau-lon-nhat-cua-viet-nam-giua-dai-dich-covid/5446095.html

[4] https://trithucvn.org/kinh-te/luong-cung-tien-dang-cao-gap-16-lan-so-voi-gdp.html

[5] https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/nang-ty-le-thu-hoi-phong-toa-tai-san-tham-nhung-186-34098-article.html


Thursday, December 2, 2021

CAVATINA BY STANLEY MYERS, SOLO VERSION FOR GUITAR BY JOHN WILLIAMS – GUITARIST NGUYỄN THÁI CƯỜNG


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần trình diễn Tây Ban Cầm của Guitarist Nguyễn Thái Cường với nhạc phẩm Cavatina (nhạc chủ đề cho phim “The Deer Hunter”) của Stanley Myers, phiên bản độc tấu dành riêng cho Guitar cổ điển được soạn bởi nhà soạn nhạc John Williams. Cây đàn do Guitarist Nguyễn Thái Cường sử dụng trong video này do Nhà làm đàn Guitar Cổ điển kỳ cựu Luthier Nguyễn Văn Hồng sản xuất.

Phần quay phim được thực hiện bởi Lại Minh Thuận, Nguyễn Thái Hùng; và edited by Lại Minh Thuận vào trưa ngày 27 tháng 11 năm 2021 tại studio của đài Vietlife TV trên đường Beach Blvd, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.


Wednesday, December 1, 2021

GUITARIST NGUYỄN THÁI CƯỜNG – HƯỚNG VỀ HÀ NỘI, MUSIC BY HOÀNG DƯƠNG, ARRANGED FOR GUITAR BY VŨ HIỂN


Little Saigon (VanHoaNBLV) –  Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại phần trình diễn Tây Ban Cầm của Guitarist Nguyễn Thái Cường với ca khúc “Hướng Về Hà Nội” nhạc Hoàng Dương, được Guitarist Vũ Hiển chuyển soạn cho đàn Tây Ban Cầm cổ điển. Cây đàn do Guitarist Nguyễn Thái Cường sử dụng trong video này do Nhà làm đàn Guitar Cổ điển kỳ cựu Luthier Nguyễn Văn Hồng sản xuất.

 

Phần quay phim được thực hiện với sự đóng góp của Lại Minh Thuận, Nguyễn Thái Hùng và Nick Mai; edited by Lại Minh Thuận vào trưa ngày 27 tháng 11 năm 2021 tại studio của đài Vietlife TV trên đường Beach Blvd, thuộc thành phố Westminster, miền Nam California, Hoa Kỳ.

Tuesday, November 30, 2021

TRẦN NGUYÊN THAO – HỆ LỤY ĐÈ LÊN KINH TẾ VIỆT NAM, DO NỢ XẤU NGÂN HÀNG GẤP ĐÔI

 


       Hệ lụy đè lên Kinh Tế Việt Nam,

DO NỢ XẤU NGÂN HÀNG GẤP ĐÔI.

 Trn nguyên Thao

Tài sản của khối Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) đang trở thành mối quan ngại lớn đối với nền Tài Chánh quốc gia. Tính đến ngày 30/9/2021, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng ở mức trên 113 nghìn tỷ đồng, tăng gần 26% so với đầu năm. Nợ xấu toàn khối NHTM được xác định tăng khoảng 8% cao gấp đôi chỉ trong 12 tháng. Nếu xét tới cả nợ tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM lớn hơn nhiều so với những gì được nói tới trong báo cáo tài chính. Nợ xấu sẽ đẩy nền Tài Chánh Việt Nam vào một cuộc khủng hoảng tài chánh và góp phần vào “rủi ro lạm phát với áp lực rất lớn” năm 2022.

Hạ tuần tháng Giêng 2021, Tạp Chí Tài Chánh cho công luận thấy sự âu lo của Tiến Sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV tính toán, hiện lượng nợ đang được cơ cấu lại thời hạn trả nợ vào khoảng 355 nghìn tỷ đồng. Nếu chia cho tổng dư nợ hiện nay là 8,5 triệu tỷ đồng thì nợ xấu tiềm ẩn từ nợ cơ cấu là 4%. “Dù hy vọng 50% số nợ cơ cấu quay lại nợ tốt, nhưng như thế tỷ lệ nợ xấu cũng khoảng 2%. Cộng với tỷ lệ nợ xấu nội bảng hiện tại là hơn 2% thì nợ xấu lên tới 4%. [1] Từ lúc đó giới chuyên ngành đã thấy khó khăn thách thức rất lớn đang chực chờ đối với NHTM vào dịp cuối năm 2021”. 

Sau khi khối NHTM đã thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn hoãn theo hướng dẫn của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), Phó thống đốc NHNN, Nguyễn Kim Anh hồi cuối tháng 9/2021 đã xác nhận trước Ủy Ban Kinh tế Quốc Hội về tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu tiềm ẩn toàn khối NHTM đến cuối năm nay dự kiến sẽ ở mức từ 7,1% - 7,7%, xấp xỉ 8%. [2] Hệ lụy của nợ xấu tăng cao sẽ ảnh hưởng rất xấu lên nền Kinh Tế trong các năm kế tiếp.

Ngược dòng thời gian: năm 2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống ngân hàng là 2,46%, năm 2017 giảm xuống còn 1,99%, năm 2018 còn 1,91%, năm 2019 là 1,63% và năm 2020 là 1,76%. Nếu tính cả khoản nợ đã bán cho VAMC nhưng chưa xử lý được và nợ xấu tiềm ẩn thì năm 2016 là 10,58%, năm 2017 là 7,36%, năm 2018 là 5,85%, năm 2019 là 4,43% và sang đến năm 2020 là 3,81%.

So sánh nợ xấu ngân hàng ở hai thời điểm, tháng Giêng đến cuối năm 2021, đều do những tiếng nói thẩm quyền chuyên ngành, qua Tạp Chí Tài Chánh, trực thuộc Bộ Tài chính; Là cơ quan báo chí có bề dày truyền thống lâu đời nhất của ngành Tài chính với gần 60 năm trưởng thành và phát triển, cho thấy chỉ chưa tròn 12 tháng, nợ xấu toàn NHTM tăng gấp đôi.

Nợ xấu của khối NHTM được dự báo sẽ còn tiếp tục kéo dài sang các năm sau khi doanh nghiệp chưa thể phục hồi và những khoản nợ sau khi được tạo điều kiện cơ cấu lại nhưng vẫn không thể cải thiện sẽ buộc hệ thống phải chính thức ghi nhận là nợ xấu.

Đó là chưa tính đến tương lai khi gói kích cầu được chấp thuận bằng cách hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ, hai năm khoảng 40.000 tỷ. Nếu hỗ trợ 4% thì tín dụng có 1 triệu tỷ đồng đưa vào nền kinh tế, như Bộ Tài Chánh mong đợi.

Trong lúc Việt nam vẫn chưa kiểm soát được CoVid lây lan, khoản tín dụng lớn được hỗ trợ lãi suất như thượng dẫn, nếu không hoàn toàn dùng cho sản xuất, mà lại đem đầu tư “nóng” vào Thị Trường Chứng Khoán, Bất Động Sản dễ bị bong bóng hay dịch vụ thua lỗ, thì chẳng những NHTM không thu được lãi mà còn mất luôn vốn. Khi đó nợ xấu ngân hàng sẽ rất xấu. Ngành tài chánh sẽ rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Năm 2009, do nhu cầu đầu tư tiêu dùng, CSVN đưa ra gói kích cấu 122.000 tỷ đồng (6,9 tỷ Mỹ kim). Trong đó, riêng năm 2009, dành 106.600 tỷ đồng (5,7 tỷ Mỹ kim), tương đương 5,6% GDP lúc đó để kích cầu kinh tế. Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng cho biết gói kích thích này khiến lạm phát tăng cao, năm 2010 và 2011 lần lượt là 9,2% và 18,6%. Đầu tư dàn trải gây nợ đọng lãng phí, nhiều dự án đình hoãn từ năm 2011 đến nay chưa giải quyết được hậu quả.

Do kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng năm 2009, hôm 12/11, trước Quốc Hội, Thống Đốc NHNN Nguyễn thị Hồng cảnh báo, năm 2022, “rủi ro lạm phát có áp lực rất lớn”.[3]

Tháng 9 năm 2020, báo cáo Tái Chánh ghi nhận Đảng CSVN nắm giữ 7 ngân hàng thương mại quốc doanh: Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV, GPBank, CBBank và OceanBank có tổng tài sản lớn hơn toàn khối ngân hàng tư nhân, đạt trên 5,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,12% so với đầu năm và giữ tỷ trọng lớn nhất với 43,4%. Trong đó có 3 ngân hàng là BIDV, VietinBank và Vietcombank, mang 40 ngàn tỷ đồng nợ xấu , mà 50% số nợ này đang đứng trước nguy cơ sẽ mất vốn hoàn toàn [4].

Báo cáo tài chính quý III/2021 (30/9/2021) vừa công bố, dư nợ xấu chỉ tính tại 27 NHTM niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên thị trường chứng khoán đã tăng lên con số 113.006 tỷ đồng, tức cao hơn 26% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, Nam Á Bank có mức nợ xấu cao nhất lên tới gần 150%, đạt 1.894 tỷ đồng. Số ngân hàng có nợ xấu tăng chiếm xấp xỉ 2/3. Vào thời điểm này năm 2020, mới có 23 NHTM mang nợ xấu.

Khối NHTM quốc doanh gây ra một khoản nợ xấu khổng lồ. Trong đó có 4 ngân hàng quốc doanh, năm 2020 từng mang “Bad Name” về nợ xấu, năm nay lại tiếp tục được “bảng vàng đề danh”:

·    Agribank giữ vị trí "quán quân" đứng đầu 10 ngân hàng có nợ xấu với gần 24.429 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm trước (báo cáo tài chính riêng lẻ, Quý II/2021).  

·   BIDV, đoạt giải nhì, với 21.433 tỷ đồng, chiếm 1,61% tổng dư nợ cho vay khách hàng,

·   Vietcombank (VCB) và VietinBank (CTG) đứng vị trí tiếp theo với mức tăng lần lượt là 108% và 90% so với đầu năm.

Tổng nợ xấu của Vietcombank và VietinBank đạt xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Riêng số nợ tăng thêm của hai “ông quốc doanh” này lên tới trên 14.200 tỷ đồng, chiếm hơn 60% số nợ xấu tăng của gần 30 nhà băng thuộc khối NHTM.

Như vậy, quy mô nợ xấu của 4 ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank và Vietcombank tính đến hết tháng 9 trên 67.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 58,1% tổng nợ xấu của các ngân hàng được thống kê.

Thống kê đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng. Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/01/2020 là khoảng 531.000 tỷ đồng.

Tính đến đầu tháng 10/2021, có 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam, thì có 9 ngân hàng thuộc thuộc khối quốc doanh do Nhà Nước quản lý [5].

Ba trong số 4 nhà băng rất yếu kém, gồm: 3 ngân hàng Quốc Doanh là Xây Dựng (Contruction Bank); Đại Dương (Ocean Bank); Dầu Khí (Global Petrol Bank) và Đông Á Bank (ngoài Quốc Doanh) phải xây dựng hoàn thiện phương án cơ cấu lại để cơ quan liên bộ xem xét.

Năm 2015, từng có 3 Ngân hàng gồm, Xây dựng (Việt NamCB, nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), bị NHNN mua lại “0 đồng” nhằm tái cơ cấu, đảm bảo sự an toàn, ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đồng thời góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tháng 9 năm 2017, dân chúng từng xôn xao về Luật Các Tổ Chức Tín Dụng quy định người gửi tiền, bất kể tài khoản có hàng tỷ đồng, cũng chỉ được bồi thường 75 triệu đồng khi ngân hàng giải thể.

Chủ Tịch Quốc Hội Vuơng Đình Huệ hôm 12/10 đã yêu cầu Bộ Tài chính, NHNN nghiên cứu giải pháp cải thiện thể chế, luật pháp, ưu đãi... để moi vàng và ngoại tệ trong dân, bởi theo ông “nguồn lực trong dân còn nhiều”.

Năm ngày sau (17/10) báo Nhà nước đăng tin dân chúng “nháy” nhau giảm gởi tiền vào hệ thống NHTM. Kết quả là tiền từ dân gời vào NHTM đã giảm đến 1000 tỷ đồng. Như thế, đủ cho thấy toàn dân biết rõ Nhà Nước dùng chiêu bài cứu Kinh tế nhằm “nặn hầu bao” của dân là vô hiệu.

Tồn tại bằng “phỉnh lừa & chiếm đoạt” CSVN đã tùng xẻo nguồn tiền từ hàng ngàn dự án đầu tư công chậm tiến độ hàng chục năm, tăng vốn vô tội vạ; 14 hiệp định thương mại (FTA) hiêu lực 28 năm nay và biết bao nhiêu công ty quốc doanh khai lỗ . . . đều vào túi các đảng viên cộng sản. Trong lúc dân chúng tại 47 tỉnh được Bộ Trưởng Tài Chánh xác nhận đang đói khổ.

Mới đây, video dài 41 giây mô tả cảnh “thánh rắc muối” đút vào mồm Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, miếng thịt bò dát vàng trị giá hàng ngàn Mỹ Kim tại một nhà hàng ở London hôm 3/11 càng làm cho dân chúng xác tín rằng, đảng CSVN là giai cấp “Mafia mới” cần loại bỏ, vì không thể hoàn thiện.

Trần Nguyên Thao

18 Nov

Tham khảo :

[1] https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/bat-ngo-no-xau-ngan-hang-331430.html

[2] https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/tong-no-xau-cua-27-ngan-hang-da-tang-gan-26-341494.html

[3] https://vnexpress.net/thong-doc-rui-ro-lam-phat-nam-2022-rat-lon-4384720.html

[4]https://firstnewsinworld.com/vi/no-xau-tai-3-ong-lon-ngan-hang-da-hon-40-000-ty-hon-nua-trong-so-do-la-no-co-kha-nang-mat-von/

[5] https://thebank.vn/blog/6448-danh-sach-ngan-hang-thuoc-so-huu-nha-nuoc-hien-nay.html