VÀI
SUY TƯ VỀ TÔNG THƯ “SĂN SÓC NGÔI NHÀ CHUNG” – LAUDATO SI’
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Nhân
kỷ niệm một năm phát hành tông thư Laudato Si’, người viết xin có một vài suy
tư về thông điệp này của Đức Phanxico.
Một
câu chuyện trong một câu chuyện của Laudato Si’, Tông thư rất quan trọng của Đức
Phanxico về việc “Săn sóc ngôi nhà chung
của chúng ta”. Tông thư đưa ra một cái nhìn tổng quát về cuộc khủng khoảng
môi trường trên quan điểm tôn giáo. Cho đến khi tài liệu này ra mắt một năm trước
đây vào ngày 18 tháng 6, 2015, cuộc đối thoại về môi trường chỉ đóng khung
trong những ngôn từ về kinh tế, khoa học và chính trị. Bây giờ thì ngôn ngữ của
niềm tin chính thức nhập cuộc. Bàn luận rõ ràng, xác định và có hệ thống.
Tông
thư nói với “tất cả mọi người ở trên hành
tinh này” kêu gọi nhỉn sự việc bằng một phương cách mới. Chúng ta đang đối
diện với một khủng khoảng cấp tính, khi mà trái đất dần dần càng ngày càng giống
như -nói theo hình ảnh sống động của đức Phanxico- một đống khổng lồ điều thứ
5, một điều luật của Hoa Kỳ cho phép người ta có quyền không làm chứng, không
nói, không trả lời vì nó có phương hại đến chính cá nhân mình. Vì vậy người ta
phá hoại, làm độc môi trường mà không tuyên bố, không trả lời, không nhận lỗi,
nhất mực làm thinh để khỏi phải đền bù và sửa đổi. Tuy nhiên tài liệu này vẫn
là hy vọng và nhắc nhở chúng ta là vì có Chúa ở với chúng ta, nên chúng ta vẫn
có thể thay đổi được trào lưu, tiến tới “thay
đổi sinh thái”, để lắng nghe “tiếng
gào thét của trái đất và tiếng kêu thảm thiết của dân nghèo”(LS# 49). Đây
là một tông thư không dễ nuốt, bởi lẽ nó không đơn giản chỉ nhắm vào những vấn
đề luân lý và cơ chế về việc thay đổi khí hậu và môi trường xuống cấp, nhưng
còn nói về tình trạng thảm thương và bi đát của chính nhân loại.
Laudato
Si’ là một khí cụ đặc biệt để Phúc Âm Hóa thế giới đương đại của chúng ta, vì
nó có thể đáp ứng những vấn nạn sâu xa về sinh thái và môi trường bằng mạc khải
của Thiên Chúa qua sự sáng tạo của Người và giáo huấn của Giáo Hội. Vào thời điểm
nguy cấp của lịch sử, điều nguy hiểm không phải chỉ là tôn trọng môi sinh môi
trường, nhưng là chính sự sống còn của chúng ta. Các khoa học gia tính toán thấy
trong tương lai vì địa cầu bị hâm nóng những người bị tổn hại nhất sẽ là những
người nghèo khốn khổ nhất và bị loại bỏ trước tiên. Nhân phẩm và nhân quyền thì
liên hệ mật thiết với vẻ đẹp huy hoàng và những quyền lợi của chính trái đất.
Sau cùng ai là người dám nói thay cho những tài nguyên không có tiếng nói của địa
cầu? Ai là người đứng lên để bảo vệ muôn loại tài nguyên thầm lặng ấy? Thế hệ
chúng ta có sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm cứu nguy môi trường thoát khỏi cảnh
bị hủy giệt hoàn toàn không?
Linh
đạo Kito giáo có khả năng đáp ứng những khủng khoảng môi trường bởi vì nó “khuyến
khích chúng ta tích cực quan tâm hơn vào việc bảo vệ thế giới của chúng ta”
(LS#216). Đối với Đức Phanxico, linh đạo không phải là quay lưng lại thế giới.
Trong vũ trụ mọi sự đều là một huyền nhiệm. Một linh đạo tốt sẽ tìm thấy Thiên
Chúa không chỉ trong nội tâm mà cả nơi các tạo vật ở bên ngoài chúng ta, cho dù
nó là “một chiếc lá cây, con đường mòn
trên sườn núi, một giọt sương, bộ mặt của người nghèo khổ.” (LS# 233)
Trọng
tâm của Laudato Si’ chính là thắc mắc: “Chúng
ta muốn để lại loại thế giới nào cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu
chúng ta ? Đức Phanxico tiếp tục: “Vấn
nạn này không chỉ liên quan tới một mình môi trường mà thôi; không thể đề cập đến
từng phần nhỏ riêng lẻ”. (LS# 160) Vấn đề này buộc chúng ta phải tự hỏi và
tìm hiểu ý nghĩa của mọi tạo vật và những giá trị của chúng dựa trên căn bản đời
sống xã hội: “Mục đích đời sống của chúng
ta ờ trần thế này là gì? Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta làm việc và cố gắng với
mục đích gì? Trái đất cần gì ở chúng ta?” (LS# 160)
Laudato
Si’ không đơn thuần chỉ là một thí dụ ngẫu nhiên về những vấn đề mà Đức
Phanxico coi là quan trọng, muốn chúng ta hiểu biết về sự khủng khoảng môi trường
trong thời đại chúng ta như: “tiếng động ồn ào và những sao lãng do tin tức quá
tải”; phương tiện làm sạch nước uống; khủng khoảng hy vọng về “ngày mai tốt đẹp
hơn”; huyền thoại về phát triển; kiến trúc tân kỳ; “văn hóa của chủ thuyết
tương đối”; tình trạng nghiện ngập ở những nước giàu có; nhu cầu chấp nhận
chính thân xác mình là nam hay nữ, và nó chẳng lành mạnh gì khi hủy bỏ một giới
tính khác với mình; sư đa dạng của chủng loại; mức thủy triều lên xuống; bất
bình đẳng trên khắp thế giới. Giọng nói của Đức Phanxico rất hăng say, đặc thù
và cấp bách. Ngài viết tông thư này với tất cả tâm trí của người môn đệ Chúa
Giesu, với tài trí, năng khiếu và khôn ngoan của một ngôn sứ đã nhìn thấy và cảm
nghiệm được những bất công trầm trọng và những xấu xa mà loài người có thể gây
ra cho trái đất này.
Với
Laudato Si’, Đức Phanxico đã khuyến khích tất cả chúng ta phải chăm sóc tha
nhân và mọi tạo vật là những quà tặng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Ngài đánh
động lương tâm con người buộc họ phải hành động. Laudato Si’ nêu lên vấn đề
luân lý. Nó là tiếng kêu thúc dục người ta săn sóc tha nhân, săn sóc tạo vật của
Thiên Chúa. Nó nói lên tính đặc thù của Công Giáo, mời gọi chúng ta đến với một
hệ sinh thái nguyên vẹn. Chúng ta được mời gọi để sống cuộc sống liên hợp theo
cách mà Đức Phanxico gọi là “hệ sinh thái toàn vẹn.” Chúng ta được mời gọi để cộng
tác với kế hoạch của Thiên Chúa trong tình liên đới với thế giới thiên nhiên và
con người chúng ta với nhau. Khi chúng ta đạt được tình liên hợp đúng cách thì
chúng ta tiến gần Thiên Chúa hơn. Chúng ta hiểu rõ mọi quyết định cá nhân của
chúng ta đều ảnh hưởng đến xã hội. Chúng ta nhận thức được sự liên kết chặt chẽ
giữa tôn trọng nhân phẩm, nhân quyền và săn sóc thế giới cùng môi trường thiên
nhiên. Chúng ta cũng nhận ra rằng dân số không phải là vấn đề. Văn hóa loại bỏ
mới là vấn đề.
TÔNG THƯ CỦA ĐỨC PHANXICO
Tài
liệu của Đức Phanxico về hệ sinh thái buộc con người phải đặc biệt chú ý vào trọng
điểm của vấn đề là mối liên hệ giữa khủng khoảng môi trường và tình trạng nghèo
khổ. Tài liệu này là nhu cầu đòi hỏi phải cấp kỳ sửa đổi những sai lầm về thần
học và triết học đang từ từ xâm nhập vào phong trào môi trường. Những cố gắng về
sinh thái hình như đang bắt đầu với chương trình giải cứu cấp kỳ môi trường đã
dựa vào lý luận là môi trường ở vị thế ưu tiên trên cả con người. Khi đạt tới
điểm cực đoan đó, người ta đã tuyên bố một cách vô lý và sai lầm là con người
chỉ là một đơn vị nhỏ trong muôn vàn sinh loại, tất cả đều có giá trị như nhau
và vui hưởng cùng một quyền lợi!
Trong
năm qua, người viết từng đọc và nghe thuyết trình về tông thư quan trọng này
cho nhũng khán thính giả khác nhau, trong đó có cả những vị lãnh đạo giáo hội ở
khắp Bắc Mỹ. Laudato Si’ đã thu hút người viết,
coi nó là một khí cụ đặc biệt và chất súc tác để đối thoại với những
Kito tô hữu khác, với tín hữu của các tôn giáo khác, với người có ít niềm tin
hay chẳng tin gì cả, và với những người có thiện tâm. Những vấn nạn mà tông thư
đưa ra đều là những lời đối thoại đứng đắn, mãnh liệt và tha thiết. Năm nay kỷ
niệm Laudato Si’ tròn một tuổi, là kito hữu Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước
hiện nay, chúng ta nên tự hỏi chúng ta đã hấp thụ được gì ở tông thư này và đem
áp dụng vào thực tế tình trạng đất nước chúng ta thế nào?
!- Đức
Phanxico dùng danh từ “Văn Hóa Loại Bỏ”có ý nghĩa gì? (22). Các bạn có đồng ý
không và tại sao?
2- Hủy
hoại môi trường và những khuôn mẫu phát triển ngày nay cùng với nền văn hóa loại
bỏ đã đưa đến những hậu quả nào cho mạng sống con người? (43-47)
3- Tại
sao Đức Giáo Hoàng nghĩ rằng đơn giản giảm thiểu mức sinh sản của người nghèo
không phải là một đáp ứng thích hợp cho thảm cảnh nghèo đói và hủy hoại môi trường?
(50)
4- Tại
sao Đức Giáo Hoàng nói “chúng ta không đối
diện với hai khủng khoảng khác nhau và riêng biệt là khủng khoảng môi trường và
khủng khoảng xã hội, mà thực ra chỉ có một khủng khoảng phức tạp bao gồm cả khủng
khoảng xã hội và khủng khoảng môi trường”(139)
5- Đức
Giáo Hoàng xác định những thành công và thất bại của thế giới trong việc đáp ứng
vấn đề môi trường thế nào? (166-169)
6-
Thế nào là linh đạo sinh thái theo ý Đức Giáo Hoàng, và nó khuyến khích chúng
ta phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ thế giới của chúng ta thế nào?
(216)
7-
Giáo Hoàng Phanxico đề nghị thế giới tự nhiên phải cần thiết cho đời sống tu đức/linh
đạo và bí tích (233-242). Cảm nghiệm của bạn thế nào về vấn đề này?
8- Tông Thư này thay đổi cuộc sống, cách suy
nghĩ và hành động của bạn thế nào về thế giới mà Thiên Chúa vô cùng yêu mến?
Qua
tông thư Laudato Si’, chúng ta thấy những ý kiến của Đức Thánh Cha rất sát với
thực trạng đất nước Việt Nam.
Chỉnh
trang và mở mang thành phố là vấn đề nhức nhối trên cả nước. Những vụ chiếm đất,
phá bỏ cả làng, cả khu phố, những cơ sở tôn giáo và giáo dục để thiết lập thành
phố gọi là khu sinh thái như Cồn Dầu, dòng Thiên An, dòng kín Hanoi, dòng Mến
Thánh Giá Thủ Thiêm, dòng Thánh Phaolo Vinh Long v.v…Tình trạng dân oan từ Nam
chí Bắc đang khóc than vì bị chiếm nhà chiếm đất để lập khu sinh thái đã làm
cho nhiều gia đình thành vô gia cư, mất cơm ăn việc làm, trở nên nghèo khổ, “bị
loại bỏ”. Tình trạng bất công, chênh lệch giầu nghèo trở nên trầm trọng hơn.
Rừng
là lợi ích và phúc lợi của con người. Nó vừa đem dưỡng khí O2 cho con người,
làm sạch khí độc CO2 do con người thải ra, vừa là nơi giữ nước, tránh tình trạng
ngập lụt thì giờ đây bị phá hủy bừa bãi gây rối loạn cho con người về kinh tế,
xã hội và y tế…
Sông
ngòì bị khai thác không vì công ích với hàng trăm cái đập ở thượng nguồn đã gây
cảnh hạn hán ở hạ nguồn, hoa màu bị tàn phá khi nước biển dâng lên. Nông nghiệp
hết chỗ sống. Đồng bằng sông Cửu Long không còn sức để vươn lên. Lúa mất mùa, gạo
sẽ thiếu hụt. Dân quê đổ về thành phố kiếm sống sẽ sinh ra muôn vàn tội ác khác
nhau mà chính họ cũng chẳng muốn. Đó là chưa nói đến dự án sông Hồng với 10 tỹ
mỹ kim sẽ gây tang thương thế nào cho đồng bằng Bắc Việt.
Gần
đây nhất là tình trạng cá chết hàng loạt dọc theo biển các tỉnh miền Trung từ
Vũng Áng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thừa Thiên, Quảng Trị, Huế lan tới cả Saigon… do chất
độc thải ra từ nhà máy Formosa đã làm cho môi trường sinh thái bị ngộ dộc, khiến
cho nhiều gia đình, có khi cả nước ngồi vào bàn ăn trước mâm cơm mà vẫn nghi ngại
không biết thức ăn có lành mạnh an toàn không? Gm Phaolo Nguyễn Thái Hợp trong
một bài giảng trước 5000 người nghe đã phải than lên: “Trả lại mâm cơm ‘trong lành’ cho người dân Việt!” Cô giáo Trần Thị Lam, người sinh sống ngay tại
nơi xẩy ra thảm cảnh đã có những vần thơ ai oán dưới đây, có thể phần nào là trả
lời cho vấn nại của đức Phanxico: “Chúng
ta để lại loại thế giới nào cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu
chúng ta?”
…
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha
để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta
trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh! (Trần thị Lam)
Chúng
ta là người Công Giáo, người dân nước Việt phải làm gì trước cảnh phá hoại môi
sinh môi trường gây cảnh đau thương bất công ấy? Hãy đọc Laudato Si’ để biết phải
làm gì. Đọc Laudato Si’ vì ngoài tính cách là một giảng huấn xã hội của Giáo Hội CG, tông huấn còn là một khí cụ quan trọng để rao truyền Phúc Âm, một Tân Phúc
Âm hóa, một chứng nhân cho phong trào đại kết mọi dân tộc và đối thoại liên
tôn. Tông thư phản ảnh một tin tưởng sâu đậm và mở rộng trên toàn thế giới.
Tông thư là một gương mẫu hoàn hảo để cho Giáo Hội, ở cấp cao nhất, hiểu rõ về
một thế giới văn minh tân kỳ để đi vào đối thoại thực sự và sâu sa với nhà nước
và thế giới, và một lần nữa nhắc lại sứ điệp cổ đại về ơn cứu độ bằng một
phương thức mới. Với tông thư đặc biệt này, Đức Phanxico đặt nền tảng cho một
tân nhân văn thuyết Kito giáo bắt nguồn từ hình ảnh tươi đẹp của Chúa Giesu
Kito chết trên thập giá vì loài người mà Đức Thánh Cha trình bày cho mọi người
cân nhắc suy nghĩ về một thế giới lấy con người làm chính, tôn trọng tự do và
công lý. Cuối cùng, nhân danh chúa Giesu thành Nazareth và sứ mệnh của Người, Đức
Phanxico đưa ra lời kêu gọi cải đổi, một mời gọi có tính cưỡng hành đối với mỗi
người chúng ta là phải nhìn trái đất và mọi tạo vật với ánh mắt trìu mến và
trái tim nồng cháy yêu thương của Chúa Giesu Kito cứu chuộc chết trên thập giá.
Không một ai có quyền phá hoại môi sinh môi trường, chặn đường sống của con người
là hình ảnh của Thiên Chúa. Không một ai có quyền ngăn chặn tiếng nói đòi quyền
sống của con người mà Thiên Chúa đã ban cho.
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Fleming Island, Florida
June 21, 2016